12/01/2025

Muốn khoẻ mạnh mà không muốn tập thể dục, phải có 4 thói quen này

Khi nói đến những thói quen giúp cơ thể khoẻ mạnh thì mọi người hay nhắc đến tập thể dục. Tuy nhiên, đó không phải là việc duy nhất.

 

Muốn khoẻ mạnh mà không muốn tập thể dục, phải có 4 thói quen này

Khi nói đến những thói quen giúp cơ thể khoẻ mạnh thì mọi người hay nhắc đến tập thể dục. Tuy nhiên, đó không phải là việc duy nhất. 
 

 

 

Nhai kỹ thức ăn từ 20 đến 30 lần trước khi nuốt sẽ giúp dạ dày dễ hấp thụ dinh dưỡng hơn /// ShutterStock

Nhai kỹ thức ăn từ 20 đến 30 lần trước khi nuốt sẽ giúp dạ dày dễ hấp thụ dinh dưỡng hơn  SHUTTERSTOCK

 
Với những người không muốn tập luyện, thực hiện những thói quen sau cũng giúp cải thiện sức khoẻ.
 
Ăn chậm lại
Cuộc sống hiện đại khiến nhiều người trong chúng ta ăn nhanh và vội vã. Điều này thực sự không tốt cho sức khoẻ.
 
Các chuyên gia sức khoẻ khuyến cáo hãy ăn chậm và nhai kỹ thức ăn, khoảng 20 đến 30 lần trước khi nuốt. Cách ăn này sẽ khiến dạ dày dễ hấp thụ dinh dưỡng hơn, theo Huffington Post.
 
Thậm chí, nếu bạn không thể nhai một ngụm thức ăn trong miệng từ 20 đến 30 lần trước khi nuốt thì cũng hãy ăn chậm lại. Miệng là nơi đầu tiên của hệ tiêu hóa. Do đó, nếu thức ăn được nhai sơ sài ở miệng thì gánh nặng xử lý sẽ đè nặng lên dạ dày và ruột.
 
Thời gian lý tưởng cho một bữa ăn ít nhất từ 15 đến 20 phút, chuyên gia dinh dưỡng người Mỹ Kelly Johnston cho biết.
 
Ngủ đủ giấc
Nhiều người vì dành thời gian cả ngày với công việc, gia đình, gặp gỡ ngoài xã hội, tập thể dục, nấu ăn nên đã không còn đủ thời gian để ngủ đủ giấc. Giấc ngủ dễ dàng bị đẩy sang một bên cho các hoạt động khác.
 
Thật ra, ngủ đủ giấc nên là ưu tiên hàng đầu. Vì ngủ là khoảng thời gian cơ thể được nghỉ ngơi và sửa chữa những tổn thương về thể chất. Thời lượng ngủ mỗi người có thể khác nhau nhưng trung bình là từ 7 đến 8 tiếng/đêm, ông Johnston cho biết.
 
Thiếu ngủ không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi vào ngày hôm sau mà còn làm tăng đường huyết vì quá trình trao đổi chất của cơ thể bị ảnh hưởng. Thiếu ngủ cũng làm mất cân bằng các hoóc môn tạo cảm giác đói và no, khiến chúng ta cảm thấy đỏi, ăn nhiều hơn như khó thấy no, ông nói thêm.
 
Tìm cách xả stress
Căng thẳng xuất hiện một cách thường xuyên, do các áp lực cuộc sống gây ra tác động tiêu cực đến cơ thể. Nó gây ra hàng loạt các vấn đề sức khoẻ, từ trầm cảm, lo lắng đến tiêu hóa, tim mạch, theo Huffington Post.
 
Do đó, các hoạt động giúp giảm stress nên được thực hiện như thói quen, chẳng hạn như tập thể dục, đi bộ hay đến lớp yoga. Những người không thích vận động thì có thể chọn cách thiền định, viết nhật ký hay nói chuyện với bạn thân.
 
Giảm uống rượu
Uống rượu nhiều sẽ làm tăng nguy cơ bị ung thư, huyết áo cao, ảnh hưởng tiêu cực đến giấc ngủ, tăng cân, suy giảm chức năng nhận thức và cơ thể sẽ lão hoá sớm, xuất hiện các nếp nhăn, tổn thương ở mạch máu.
 
Ngoài ra, uống rượu cũng tác động tiêu cực đến ruột và các lợi khuẩn trong ruột, ông Johnston nói. Rượu cũng làm mất cân bằng hoóc môn leptin, vốn có vai trong giúp cơ thể cảm thấy no.
 
“Sự mất cân bằng này ảnh hưởng mạnh mẽ đến bộ não từ đó khiến chúng ta muốn ăn nhiều bột đường và dầu mỡ hơn”, Huffington Post dẫn lời chuyên gia dinh dưỡng người Mỹ Tracy Beckerman.
 
 
NGỌC QUÝ