ĐTC họp báo trên máy bay: 25-9-2018
Trong cuộc họp báo trên máy bay, chiều tối ngày 25-9-2018, trên đường từ Baltique về Roma, ĐTC cho biết chính ngài muốn có hiệp định với Trung Quốc, và ngài tái lên án những vụ lạm dụng tính dục xảy ra trong Giáo Hội.
ĐTC họp báo trên máy bay: 25-9-2018
Trong cuộc họp báo trên máy bay, chiều tối ngày 25-9-2018, trên đường từ Baltique về Roma, ĐTC cho biết chính ngài muốn có hiệp định với Trung Quốc, và ngài tái lên án những vụ lạm dụng tính dục xảy ra trong Giáo Hội.
Theo lời yêu cầu của ĐTC, phần lớn cuộc họp báo xoay quanh cuộc viếng thăm mục vụ tại 3 nước Baltique: Lituani, Lettoni và Estoni ngài mới thực hiện, nhưng ngài cũng trả lời câu hỏi một ký giả nêu lên: một số người cho rằng khi ký hiệp định với Trung Quốc về vấn đề bổ nhiệm GM, “Toà Thánh bán Giáo Hội cho nhà nước cộng sản”, sau bao nhiêu năm chịu đau khổ.
Theo lời yêu cầu của ĐTC, phần lớn cuộc họp báo xoay quanh cuộc viếng thăm mục vụ tại 3 nước Baltique: Lituani, Lettoni và Estoni ngài mới thực hiện, nhưng ngài cũng trả lời câu hỏi một ký giả nêu lên: một số người cho rằng khi ký hiệp định với Trung Quốc về vấn đề bổ nhiệm GM, “Toà Thánh bán Giáo Hội cho nhà nước cộng sản”, sau bao nhiêu năm chịu đau khổ.
ĐTC đáp:
Về hiệp định giữa Toà Thánh và Trung Quốc
“Đây là một tiến trình từ nhiều năm nay. Một cuộc đối thoại giữa Uỷ ban Toà Thánh và Uỷ ban Trung Quốc để giải quyết việc bổ nhiệm các GM. Toán của Toà Thánh đã làm việc rất nhiều. Tôi muốn nhắc đến vài tên: Đức TGM Claudio Maria Celli đã kiên nhẫn trong bao nhiêu năm trời trong cuộc đối thoại này! Rồi có Cha Gianfranco Rota Graziosi, một chức sắc khiêm tốn của Toà Thánh, 72 tuổi, cha ấy muốn đi coi xứ, nhưng đã ở lại Vatican để giúp trong tiến trình này. Và có ĐHY Quốc vụ khanh Pietro Parolin, là người rất tận tuỵ, rất kiêm nhẫn, nghiên cứu tất cả các văn kiện rất kỹ lưỡng, từng dấu chấm, dấu phẩy, từng dấu nhấn… Điều này làm tôi rất an tâm. Khi ta thực hiện một hiệp định hoà bình hoặc một cuộc thương thuyết, cả hai bên đều mất một cái gì đó. Đó là quy luật.
Chính ĐTC bổ nhiệm GM tại Trung Quốc
ĐTC nói tiếp: “Sau bao nhiêu năm… Những trường hợp khó khăn về các GM – tức là những GM bất hợp pháp – đã được cứu xét từng vụ một. Sau cùng, các hồ sơ từng trường hợp được đưa tới bàn giấy của tôi và chính tôi là người chịu trách nhiệm ký. Về hiệp định, thì dự thảo được đưa tới tôi, và thảo luận, tôi bày tỏ ý kiến và những người khác thảo luận… Tôi đã nghĩ đến sự chống đối, nghĩ những tín hữu đã chịu đau khổ. Đúng vậy. Đó là điều xảy ra trong mỗi hiệp định. Sau cùng, chính tôi đã ký hiệp định. Ít là những thư uỷ toàn quyền để ký hiệp định ấy là điều tôi đã muốn. Tôi là người chịu trách nhiệm. Về việc bổ nhiệm GM tại Trung Quốc, có cuộc đối thoại về ứng viên, nhưng người bổ nhiệm chính là Giáo hoàng. Đây là điều rõ ràng.”
Những vụ lạm dụng tính dục
Về những vụ lạm dụng tính dục, trong một câu trả lời, ĐTC nhắc đến sự kiện có nhiều người trẻ phản đối những gương mù trong Giáo Hội, nhất là về vấn đề này, ĐTC đáp:
“Đúng vậy, có sự cáo buộc Giáo Hội, và tất cả chúng ta đều biết, các con số thống kê về những vụ này. Nhưng dù chỉ có một LM lạm dụng một trẻ em, nam nữ, mà thôi, thì LM này đã là một quái vật vì LM là người đã được Thiên Chúa chọn để đưa các trẻ em lên trời. Tôi hiểu rằng những người trẻ coi sự hư hỏng lớn lao như thế là gương mù, gương xấu. Họ biết rằng những vụ lạm dụng ấy khắp nơi đều có, nhưng trong Giáo Hội những vụ đó càng là gương xấu lớn hơn, vì Giáo Hội phải đưa các trẻ em đến cùng Thiên Chúa chứ không phải huỷ hoại các em.
Cần phán đoán theo tiêu chuẩn của thời kỳ lạm dụng xảy ra
ĐTC nói thêm: “Có người cáo buộc Giáo Hội đã không xử lý những vụ này đúng cách, trong việc trừng phạt sự hư hỏng như vậy. Ví dụ nếu chúng ta đọc Phúc trình ở Bang Pennsylvania, chúng ta thấy trong 70 năm trước đây có bao nhiêu LM phạm tội hư hỏng như vậy, nhưng trong thời gian gần đây thì giảm sút, vì Giáo Hội đã nhận thấy mình phải chiến đấu chống tệ nạn này một cách khác. Thời xưa người ta che đậy, cả trong các gia đình người ta cũng che đậy, khi một người chú hãm hiếp cháu gái, khi người cha hãm hiếp các con mình, người ta che đậy vì đó là một sự ô nhục quá lớn. Đó là cách suy nghĩ của những thế kỷ đã qua hoặc thế kỷ vừa qua. Có một nguyên tắc giúp tôi rất nhiều trong việc giải thích lịch sử: cần phải giải thích một sự kiện lịch sử theo tiêu chuẩn của thời đại xảy ra sự kiện ấy, chứ không phải theo lối giải thích ngày nay. Ví dụ những chính sách đối với các thổ dân bản xứ: có bao nhiêu bất công, bao nhiêu tàn bạo, nhưng ta không thể giải thích những điều ấy với các tiêu chuẩn ngày nay, chúng ta có một ý thức khác…” (Rei 26-9-2018)
Về hiệp định giữa Toà Thánh và Trung Quốc
“Đây là một tiến trình từ nhiều năm nay. Một cuộc đối thoại giữa Uỷ ban Toà Thánh và Uỷ ban Trung Quốc để giải quyết việc bổ nhiệm các GM. Toán của Toà Thánh đã làm việc rất nhiều. Tôi muốn nhắc đến vài tên: Đức TGM Claudio Maria Celli đã kiên nhẫn trong bao nhiêu năm trời trong cuộc đối thoại này! Rồi có Cha Gianfranco Rota Graziosi, một chức sắc khiêm tốn của Toà Thánh, 72 tuổi, cha ấy muốn đi coi xứ, nhưng đã ở lại Vatican để giúp trong tiến trình này. Và có ĐHY Quốc vụ khanh Pietro Parolin, là người rất tận tuỵ, rất kiêm nhẫn, nghiên cứu tất cả các văn kiện rất kỹ lưỡng, từng dấu chấm, dấu phẩy, từng dấu nhấn… Điều này làm tôi rất an tâm. Khi ta thực hiện một hiệp định hoà bình hoặc một cuộc thương thuyết, cả hai bên đều mất một cái gì đó. Đó là quy luật.
Chính ĐTC bổ nhiệm GM tại Trung Quốc
ĐTC nói tiếp: “Sau bao nhiêu năm… Những trường hợp khó khăn về các GM – tức là những GM bất hợp pháp – đã được cứu xét từng vụ một. Sau cùng, các hồ sơ từng trường hợp được đưa tới bàn giấy của tôi và chính tôi là người chịu trách nhiệm ký. Về hiệp định, thì dự thảo được đưa tới tôi, và thảo luận, tôi bày tỏ ý kiến và những người khác thảo luận… Tôi đã nghĩ đến sự chống đối, nghĩ những tín hữu đã chịu đau khổ. Đúng vậy. Đó là điều xảy ra trong mỗi hiệp định. Sau cùng, chính tôi đã ký hiệp định. Ít là những thư uỷ toàn quyền để ký hiệp định ấy là điều tôi đã muốn. Tôi là người chịu trách nhiệm. Về việc bổ nhiệm GM tại Trung Quốc, có cuộc đối thoại về ứng viên, nhưng người bổ nhiệm chính là Giáo hoàng. Đây là điều rõ ràng.”
Những vụ lạm dụng tính dục
Về những vụ lạm dụng tính dục, trong một câu trả lời, ĐTC nhắc đến sự kiện có nhiều người trẻ phản đối những gương mù trong Giáo Hội, nhất là về vấn đề này, ĐTC đáp:
“Đúng vậy, có sự cáo buộc Giáo Hội, và tất cả chúng ta đều biết, các con số thống kê về những vụ này. Nhưng dù chỉ có một LM lạm dụng một trẻ em, nam nữ, mà thôi, thì LM này đã là một quái vật vì LM là người đã được Thiên Chúa chọn để đưa các trẻ em lên trời. Tôi hiểu rằng những người trẻ coi sự hư hỏng lớn lao như thế là gương mù, gương xấu. Họ biết rằng những vụ lạm dụng ấy khắp nơi đều có, nhưng trong Giáo Hội những vụ đó càng là gương xấu lớn hơn, vì Giáo Hội phải đưa các trẻ em đến cùng Thiên Chúa chứ không phải huỷ hoại các em.
Cần phán đoán theo tiêu chuẩn của thời kỳ lạm dụng xảy ra
ĐTC nói thêm: “Có người cáo buộc Giáo Hội đã không xử lý những vụ này đúng cách, trong việc trừng phạt sự hư hỏng như vậy. Ví dụ nếu chúng ta đọc Phúc trình ở Bang Pennsylvania, chúng ta thấy trong 70 năm trước đây có bao nhiêu LM phạm tội hư hỏng như vậy, nhưng trong thời gian gần đây thì giảm sút, vì Giáo Hội đã nhận thấy mình phải chiến đấu chống tệ nạn này một cách khác. Thời xưa người ta che đậy, cả trong các gia đình người ta cũng che đậy, khi một người chú hãm hiếp cháu gái, khi người cha hãm hiếp các con mình, người ta che đậy vì đó là một sự ô nhục quá lớn. Đó là cách suy nghĩ của những thế kỷ đã qua hoặc thế kỷ vừa qua. Có một nguyên tắc giúp tôi rất nhiều trong việc giải thích lịch sử: cần phải giải thích một sự kiện lịch sử theo tiêu chuẩn của thời đại xảy ra sự kiện ấy, chứ không phải theo lối giải thích ngày nay. Ví dụ những chính sách đối với các thổ dân bản xứ: có bao nhiêu bất công, bao nhiêu tàn bạo, nhưng ta không thể giải thích những điều ấy với các tiêu chuẩn ngày nay, chúng ta có một ý thức khác…” (Rei 26-9-2018)
G. Trần Đức Anh OP