24/01/2025

Venezuela đổi tiền mong thoát khó

Venezuela tiến hành đợt đổi tiền mới, bỏ đi 5 số 0 của đồng bolivar nhằm cải thiện tình hình kinh tế – xã hội đang lao đao.

 

Venezuela đổi tiền mong thoát khó

Venezuela tiến hành đợt đổi tiền mới, bỏ đi 5 số 0 của đồng bolivar nhằm cải thiện tình hình kinh tế – xã hội đang lao đao.
 
 
 
 
Tổng thống Nicolas Maduro giới thiệu tờ bolivar mới  /// Reuters

Tổng thống Nicolas Maduro giới thiệu tờ bolivar mới  REUTERS

 
Reuters hôm qua dẫn lời Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro thông báo nước này sẽ bắt đầu phát hành đồng tiền bolivar mới vào ngày 20.8 nhằm ngăn chặn tốc độ lạm phát leo thang chóng mặt. Mệnh giá lớn nhất của đồng tiền này là 500 bolivar, tương đương 50 triệu bolivar cũ và bằng khoảng 8 USD đổi ở chợ đen. Việc xóa bớt 5 số 0 trên tờ bolivar là một trong nhiều thay đổi của Tổng thống Maduro giữa thời điểm nền kinh tế, vốn phụ thuộc gần như hoàn toàn vào giá dầu, của Venezuela đang trải qua thời kỳ siêu lạm phát giống với Zimbabwe những năm 2000 hay Đức thập niên 1920. Quốc gia Nam Mỹ hiện đang trong năm thứ tư liên tiếp suy giảm kinh tế, thâm hụt ngân sách chiếm gần 20% GDP trong khi nợ nước ngoài là 150 tỉ USD. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo lạm phát ở Venezuela sẽ tăng lên mức 1 triệu phần trăm trong năm nay và với 2 triệu bolivar, người ta chỉ có thể mua một cốc cà phê ở thủ đô Caracas, theo Reuters. Giá một con gà trong siêu thị hiện lên tới 14,6 triệu bolivar.
Venezuela đổi tiền mong thoát khó1
Một con gà 2,4 kg trong siêu thị ở Caracas có giá 14,6 triệu bolivar

 
nhiên, giới quan sát cảnh báo biện pháp mới khó mang lại hiệu quả vì vấn đề không nằm ở những con số 0 trên đồng tiền mà là nguyên nhân khiến chúng xuất hiện. Ước tính 96% nguồn thu của Venezuela là từ dầu mỏ nhưng những bất cập trong quản lý cộng thêm giá dầu thế giới xuống thấp khiến sản lượng giảm xuống còn 1,2 triệu thùng/ngày trong tháng 7, bằng với tỷ lệ của hơn 70 năm về trước. Trong khi đó, những thách thức về kinh tế – xã hội khiến chính quyền tiếp tục in thêm tiền nhằm trả nợ nhưng biện pháp này chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn và khiến đồng bolivar càng mất giá. “Nếu cứ giữ nguyên thâm hụt ngân sách và tiếp tục in thêm tiền một cách thiếu tổ chức thì khủng hoảng sẽ còn trầm trọng hơn”, AFP dẫn nhận xét của kinh tế gia Jean Paul Leidenz.
 
Một đồng tiền lâm vào lạm phát cần được gắn với một giá trị nào đó để trở nên ổn định, có thể là một cam kết của chính quyền rằng đồng tiền đó có thể quy đổi ra những đồng tiền mạnh hơn như USD hay euro. Chính quyền Venezuela hiện nay đang lấy đồng tiền ảo petro lưu hành từ tháng 2 để hỗ trợ đồng bolivar mới và Tổng thống Maduro tuyên bố đồng petro được đảm bảo bằng nguồn dầu mỏ dự trữ của nước này. Tuy nhiên, các nhà kinh tế tỏ ra nghi ngại vì hiện vẫn chưa rõ cách thức hoạt động của đồng tiền ảo mới trong khi chính quyền Mỹ đã ban hành lệnh cấm giao dịch đồng petro trên toàn quốc, theo tờ The New York Times. Kinh tế gia Luis Vicente Leon của Hãng phân tích thị trường Datanalisis (trụ sở ở Caracas) cho rằng “nương tựa” đồng bolivar vào petro là rất khó lường còn cây bút bình luận Daniel Lansberg-Rodriguez của tờ El Nacional gay gắt hơn: “Chúng ta đang gắn tiền tệ vào một tài sản chẳng ai muốn cả”.
 
Venezuela yêu cầu dẫn độ nghi phạm ám sát
Tòa án tối cao Venezuela hôm qua uỷ quyền chính phủ yêu cầu dẫn độ cựu công tố viên Luisa Ortega và cựu Chủ tịch Công ty dầu khí quốc doanh PDVSA Rafael Ramirez về nước. Theo AFP, ông Ortega hiện sống tại Colombia bị cáo buộc đồng lõa trong vụ ám sát hụt Tổng thống Maduro hôm 4.8. Trong khi đó, ông Ramirez bị cho là biển thủ công quỹ và đang sống ở Tây Ban Nha. Trước đó một ngày, toà án cũng yêu cầu dẫn độ cựu lãnh đạo đối lập Julio Borges từ Colombia vì nghi có liên quan đến vụ ám sát.

BẢO VINH