26/01/2025

‘Khoán’ vỉa hè cho dân

Đề xuất cơ chế giao dân tự quản vỉa hè của Sở GTVT TP.HCM nhận được nhiều ý kiến tranh luận. Xe máy, hàng quán lấn chiếm vỉa hè trên đường Hai Bà Trưng (Q.1, TP.HCM) /// Ảnh: Ngọc Dương Xe máy, hàng quán lấn chiếm vỉa hè trên đường Hai Bà Trưng (Q.1, TP.HCM) ẢNH: NGỌC DƯƠNG Theo tờ trình dự thảo mới nhất của Sở GTVT về quản lý và sử dụng lòng đường, vỉa hè trên địa bàn TP (thay thế Quyết định số 74/2008), vỉa hè từ 1,5 m trở xuống sẽ chỉ phục vụ cho người đi bộ. Vỉa hè từ 1,5 m đến dưới 3 m; từ 3 m đến dưới 5 m và từ 5 m trở lên dành tối thiểu 1,5 m cho người đi bộ, phần còn lại có thể sử dụng phục vụ các mục đích khác như làm điểm tổ chức các hoạt động văn hóa – xã hội, giữ xe tự quản, giữ xe thu phí, buôn bán hàng hóa… tùy đặc điểm từng tuyến đường. ‘Khoán’ vỉa hè cho dân – ảnh 1 Đi bộ là chức năng chính, quan trọng nhất nhưng cũng chỉ là một chức năng nguyên thủy của vỉa hè. Xã hội thay đổi, vỉa hè còn gắn với hoạt động buôn bán, sức sống của một TP. Có muốn cấm cũng không thể cấm được PGS-TS Nguyễn Minh Hòa, Trưởng khoa Đô thị học, Trường đại học KHXH-NV TP.HCM Khó chia “miếng bánh” vỉa hè Thực tế, cơ chế “khoán”, giao dân quản vỉa hè không phải đề xuất mới của Sở GTVT mà là quan điểm xuyên suốt đã được sở này cũng như UBND TP.HCM nghiên cứu từ cách đây 3 năm. Phó chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến cho rằng vỉa hè là “miếng bánh” mà chỉ cần sơ hở là lập tức bị chiếm dụng, kinh doanh. Trong khi tình trạng lấn chiếm vỉa hè ngày càng gia tăng, nhân lực không đủ sức kiểm tra, nếu không nhìn nhận đúng vấn đề để có cách quản lý theo hướng tự quản thì rất khó. Theo ông, mục tiêu giao thông, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân được đặt lên hàng đầu nhưng tạm thời phải cho khai thác sử dụng vỉa hè với nhiều mục đích khác nhau. Luật Giao thông đường bộ cũng quy định vỉa hè là phục vụ giao thông, cơ quan nhà nước được phép cho tạm sử dụng ở một số khu vực mà TP thấy cần thiết. ‘Khoán’ vỉa hè cho dân – ảnh 3 Nhiều biện pháp đã được áp dụng nhưng vỉa hè vẫn bị lấn chiếm không có lối cho người đi bộ ẢNH: ĐỘC LẬP ‘Khoán’ vỉa hè cho dân – ảnh 4 TIN LIÊN QUAN TP.HCM đề xuất quy định mới quản lý vỉa hè Thực tế, vỉa hè bị lấn chiếm làm bãi giữ xe, kinh doanh hàng quán khiến người đi bộ phải đi tràn xuống lòng đường, mất an toàn giao thông, cản trở lưu thông là thực trạng diễn ra đã nhiều năm ở TP.HCM. Từ đầu năm 2017 đến nay, hàng loạt “cuộc ra quân” của các quận, huyện nhằm lập lại trật tự vỉa hè đã phần nào mang lại hiệu quả tích cực. Nhưng sau mỗi đợt kiểm tra, vỉa hè lại bị tái chiếm. Dạo một vòng quanh khu vực Q.1, không khó để bắt gặp cảnh tượng người dân, khách du lịch phải đi xuống dưới lòng đường vì xe máy đã chiếm hết vỉa hè. Trên đoạn đường Nguyễn Trường Tộ (Q.4), vỉa hè rộng khoảng 5 m thì hơn 1 m để xe máy, khoảng 3 m kê bàn, ghế nhựa buôn bán cà phê, còn người đi bộ thì tùy nghi… lách. ‘Khoán’ vỉa hè cho dân – ảnh 5 Quan điểm giao dân quản vỉa hè của Sở GTVT, UBND TP là đúng, là văn minh nhưng khó khả thi. Cách tốt nhất là cấm tuyệt đối mọi hoạt động kinh doanh, khai thác vỉa hè… Sau vài năm, khi người dân hình thành thói quen thì mới có thể áp dụng các quy định linh động hơn PGS-TS Nguyễn Trọng Hòa, nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch – Kiến trúc TP.HCM PGS-TS Nguyễn Trọng Hòa, nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch – Kiến trúc TP.HCM, nhận định nguyên nhân chính đang khiến vỉa hè bị xà xẻo như hiện nay chính là sự bắt tay “đi đêm” giữa người dân và lực lượng chức năng tại phường, quận. Vì thế quan điểm giao dân quản vỉa hè của Sở GTVT, UBND TP là đúng, là văn minh nhưng khó khả thi. Ông Hòa đề xuất, cách tốt nhất là cấm tuyệt đối mọi hoạt động kinh doanh, khai thác vỉa hè. Phải sử dụng các biện pháp có phần cứng nhắc, vỉa hè chỉ được dành cho người đi bộ. Sau vài năm, khi người dân hình thành thói quen thì mới có thể áp dụng các quy định linh động hơn. Mỗi nhà ký cam kết bảo vệ, giữ gìn vỉa hè Với quan điểm ngược lại, Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM (HIDS) cho rằng những hoạt động diễn ra trên vỉa hè, trong các không gian mở công cộng như sân chơi, công viên trở thành điểm hấp dẫn và lực hút kinh tế cho nhiều TP trên thế giới. Nếu vỉa hè chỉ có người đi bộ và không có hoạt động nào khác, TP sẽ trở nên nhàm chán và thiếu thân thiện. Đơn cử, trưng bày hàng hóa hay bàn ăn trên vỉa hè là nhu cầu của các cửa hàng mặt tiền. Việc trưng bày hàng hóa, biển quảng cáo trên vỉa hè trong trường hợp không cản trở người đi bộ sẽ giúp cửa hàng tiếp cận khách hàng tốt hơn, giúp tăng doanh thu. Theo HIDS, trên địa bàn TP hiện nay có tổng cộng 4.869 tuyến đường có bề rộng từ 5 m trở lên, bao gồm 2.271 tuyến đường có vỉa hè. Trong đó có 772 tuyến đường có vỉa hè rộng từ 3 m trở lên và 1.499 tuyến đường có vỉa hè rộng nhỏ hơn 3 m (chiếm 72,53%). Nghiên cứu trên chỉ ra, vì có hơn 1/2 số tuyến đường trên địa bàn TP không có vỉa hè nên dẫn đến tình trạng dừng đậu xe dưới lòng đường trên các tuyến đường này. Trong số các tuyến đường còn lại (có vỉa hè), chỉ có khoảng 27,47% chiều dài phần vỉa hè các tuyến đường có thể xem xét cho phép sử dụng tạm thời phần vỉa hè ngoài mục đích giao thông. Nếu quản lý, triển khai một cách đồng bộ, nghiêm túc, việc quy hoạch vỉa hè còn góp phần giải quyết tình trạng hàng rong và đậu, đỗ xe mà TP chưa quản lý được. TIN LIÊN QUAN TP.HCM đề xuất quy định mới quản lý vỉa hè Ông Đoàn Ngọc Hải ‘tái xuất’ xử lý lấn chiếm vỉa hè sau 8 tháng Làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu khi vỉa hè tiếp tục bị tái chiếm PGS-TS Nguyễn Minh Hòa, Trưởng khoa Đô thị học, Trường đại học KHXH-NV TP.HCM, ủng hộ phương án mới của Sở GTVT bởi cho rằng đây là cách làm đã và đang được áp dụng tại nhiều nước. Mỹ cũng cho sử dụng vỉa hè để phục vụ các mục đích khác ngoài giao thông. Tại Thái Lan hay Singapore, chính quyền sẽ ký bản cam kết với chủ nhà, tùy từng vị trí mà chủ nhà trả tiền sử dụng tương ứng. Chủ nhà cam kết phải bảo vệ, giữ gìn khu vực sử dụng sạch sẽ, bảo vệ cả cây xanh, nếu vi phạm sẽ chịu xử phạt rất nặng… “Đi bộ là chức năng chính, quan trọng nhất nhưng cũng chỉ là một chức năng nguyên thủy của vỉa hè. Xã hội thay đổi, vỉa hè còn gắn với hoạt động buôn bán, sức sống của một TP. Có muốn cấm cũng không thể cấm được. Khoán vỉa hè cho dân tự quản theo đề xuất của Sở GTVT vừa giúp nâng cao ý thức người dân, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị chức năng quản lý”, ông nói. Ông Nguyễn Minh Hòa hiến kế để hạn chế tiêu cực, bộ máy chính quyền các cấp cao hơn có thể kiểm soát bằng cách thành lập bộ phận thường xuyên theo dõi, giám sát bằng hệ thống camera hoặc các phần mềm quản lý thông minh, xử phạt các trường hợp trái phép. Song song, từng hộ gia đình khi tham gia ký kết sử dụng vỉa hè cho mục đích khác phải đóng phí, nộp thuế qua mạng, không thu trực tiếp để hạn chế tối đa tiêu cực.

 

‘Khoán’ vỉa hè cho dân

Đề xuất cơ chế giao dân tự quản vỉa hè của Sở GTVT TP.HCM nhận được nhiều ý kiến tranh luận.
 
 
 
 

Xe máy, hàng quán lấn chiếm vỉa hè trên đường Hai Bà Trưng (Q.1, TP.HCM)	 /// Ảnh: Ngọc Dương

Xe máy, hàng quán lấn chiếm vỉa hè trên đường Hai Bà Trưng (Q.1, TP.HCM)  ẢNH: NGỌC DƯƠNG

 

Theo tờ trình dự thảo mới nhất của Sở GTVT về quản lý và sử dụng lòng đường, vỉa hè trên địa bàn TP (thay thế Quyết định số 74/2008), vỉa hè từ 1,5 m trở xuống sẽ chỉ phục vụ cho người đi bộ. Vỉa hè từ 1,5 m đến dưới 3 m; từ 3 m đến dưới 5 m và từ 5 m trở lên dành tối thiểu 1,5 m cho người đi bộ, phần còn lại có thể sử dụng phục vụ các mục đích khác như làm điểm tổ chức các hoạt động văn hoá – xã hội, giữ xe tự quản, giữ xe thu phí, buôn bán hàng hóa… tùy đặc điểm từng tuyến đường. 

 
 
‘Khoán’ vỉa hè cho dân - ảnh 1
Đi bộ là chức năng chính, quan trọng nhất nhưng cũng chỉ là một chức năng nguyên thủy của vỉa hè. Xã hội thay đổi, vỉa hè còn gắn với hoạt động buôn bán, sức sống của một TP. Có muốn cấm cũng không thể cấm được
 
 
PGS-TS Nguyễn Minh Hoà, Trưởng khoa Đô thị học, Trường đại học KHXH-NV TP.HCM
 

 

Khó chia “miếng bánh” vỉa hè
Thực tế, cơ chế “khoán”, giao dân quản vỉa hè không phải đề xuất mới của Sở GTVT mà là quan điểm xuyên suốt đã được sở này cũng như UBND TP.HCM nghiên cứu từ cách đây 3 năm. Phó chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến cho rằng vỉa hè là “miếng bánh” mà chỉ cần sơ hở là lập tức bị chiếm dụng, kinh doanh. Trong khi tình trạng lấn chiếm vỉa hè ngày càng gia tăng, nhân lực không đủ sức kiểm tra, nếu không nhìn nhận đúng vấn đề để có cách quản lý theo hướng tự quản thì rất khó. Theo ông, mục tiêu giao thông, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân được đặt lên hàng đầu nhưng tạm thời phải cho khai thác sử dụng vỉa hè với nhiều mục đích khác nhau. Luật Giao thông đường bộ cũng quy định vỉa hè là phục vụ giao thông, cơ quan nhà nước được phép cho tạm sử dụng ở một số khu vực mà TP thấy cần thiết.
 
‘Khoán’ vỉa hè cho dân - ảnh 3

Nhiều biện pháp đã được áp dụng nhưng vỉa hè vẫn bị lấn chiếm không có lối cho người đi bộ

ẢNH: ĐỘC LẬP

 

Thực tế, vỉa hè bị lấn chiếm làm bãi giữ xe, kinh doanh hàng quán khiến người đi bộ phải đi tràn xuống lòng đường, mất an toàn giao thông, cản trở lưu thông là thực trạng diễn ra đã nhiều năm ở TP.HCM. Từ đầu năm 2017 đến nay, hàng loạt “cuộc ra quân” của các quận, huyện nhằm lập lại trật tự vỉa hè đã phần nào mang lại hiệu quả tích cực. Nhưng sau mỗi đợt kiểm tra, vỉa hè lại bị tái chiếm. Dạo một vòng quanh khu vực Q.1, không khó để bắt gặp cảnh tượng người dân, khách du lịch phải đi xuống dưới lòng đường vì xe máy đã chiếm hết vỉa hè. Trên đoạn đường Nguyễn Trường Tộ (Q.4), vỉa hè rộng khoảng 5 m thì hơn 1 m để xe máy, khoảng 3 m kê bàn, ghế nhựa buôn bán cà phê, còn người đi bộ thì tùy nghi… lách. 

 
 
‘Khoán’ vỉa hè cho dân - ảnh 5
Quan điểm giao dân quản vỉa hè của Sở GTVT, UBND TP là đúng, là văn minh nhưng khó khả thi. Cách tốt nhất là cấm tuyệt đối mọi hoạt động kinh doanh, khai thác vỉa hè… Sau vài năm, khi người dân hình thành thói quen thì mới có thể áp dụng các quy định linh động hơn

 
 
PGS-TS Nguyễn Trọng Hoà, nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch – Kiến trúc TP.HCM

 

 

PGS-TS Nguyễn Trọng H, nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch – Kiến trúc TP.HCM, nhận định nguyên nhân chính đang khiến vỉa hè bị xà xẻo như hiện nay chính là sự bắt tay “đi đêm” giữa người dân và lực lượng chức năng tại phường, quận. Vì thế quan điểm giao dân quản vỉa hè của Sở GTVT, UBND TP là đúng, là văn minh nhưng khó khả thi. Ông Hòa đề xuất, cách tốt nhất là cấm tuyệt đối mọi hoạt động kinh doanh, khai thác vỉa hè. Phải sử dụng các biện pháp có phần cứng nhắc, vỉa hè chỉ được dành cho người đi bộ. Sau vài năm, khi người dân hình thành thói quen thì mới có thể áp dụng các quy định linh động hơn.
 
Mỗi nhà ký cam kết bảo vệ, giữ gìn vỉa hè
Với quan điểm ngược lại, Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM (HIDS) cho rằng những hoạt động diễn ra trên vỉa hè, trong các không gian mở công cộng như sân chơi, công viên trở thành điểm hấp dẫn và lực hút kinh tế cho nhiều TP trên thế giới. Nếu vỉa hè chỉ có người đi bộ và không có hoạt động nào khác, TP sẽ trở nên nhàm chán và thiếu thân thiện. Đơn cử, trưng bày hàng h hay bàn ăn trên vỉa hè là nhu cầu của các cửa hàng mặt tiền. Việc trưng bày hàng hoá, biển quảng cáo trên vỉa hè trong trường hợp không cản trở người đi bộ sẽ giúp cửa hàng tiếp cận khách hàng tốt hơn, giúp tăng doanh thu.
 
Theo HIDS, trên địa bàn TP hiện nay có tổng cộng 4.869 tuyến đường có bề rộng từ 5 m trở lên, bao gồm 2.271 tuyến đường có vỉa hè. Trong đó có 772 tuyến đường có vỉa hè rộng từ 3 m trở lên và 1.499 tuyến đường có vỉa hè rộng nhỏ hơn 3 m (chiếm 72,53%). Nghiên cứu trên chỉ ra, vì có hơn 1/2 số tuyến đường trên địa bàn TP không có vỉa hè nên dẫn đến tình trạng dừng đậu xe dưới lòng đường trên các tuyến đường này. Trong số các tuyến đường còn lại (có vỉa hè), chỉ có khoảng 27,47% chiều dài phần vỉa hè các tuyến đường có thể xem xét cho phép sử dụng tạm thời phần vỉa hè ngoài mục đích giao thông. Nếu quản lý, triển khai một cách đồng bộ, nghiêm túc, việc quy hoạch vỉa hè còn góp phần giải quyết tình trạng hàng rong và đậu, đỗ xe mà TP chưa quản lý được.
 
PGS-TS Nguyễn Minh Hòa, Trưởng khoa Đô thị học, Trường đại học KHXH-NV TP.HCM, ủng hộ phương án mới của Sở GTVT bởi cho rằng đây là cách làm đã và đang được áp dụng tại nhiều nước. Mỹ cũng cho sử dụng vỉa hè để phục vụ các mục đích khác ngoài giao thông. Tại Thái Lan hay Singapore, chính quyền sẽ ký bản cam kết với chủ nhà, tuỳ từng vị trí mà chủ nhà trả tiền sử dụng tương ứng. Chủ nhà cam kết phải bảo vệ, giữ gìn khu vực sử dụng sạch sẽ, bảo vệ cả cây xanh, nếu vi phạm sẽ chịu xử phạt rất nặng… “Đi bộ là chức năng chính, quan trọng nhất nhưng cũng chỉ là một chức năng nguyên thủy của vỉa hè. Xã hội thay đổi, vỉa hè còn gắn với hoạt động buôn bán, sức sống của một TP. Có muốn cấm cũng không thể cấm được. Khoán vỉa hè cho dân tự quản theo đề xuất của Sở GTVT vừa giúp nâng cao ý thức người dân, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị chức năng quản lý”, ông nói.
 
Ông Nguyễn Minh Hoà hiến kế để hạn chế tiêu cực, bộ máy chính quyền các cấp cao hơn có thể kiểm soát bằng cách thành lập bộ phận thường xuyên theo dõi, giám sát bằng hệ thống camera hoặc các phần mềm quản lý thông minh, xử phạt các trường hợp trái phép. Song song, từng hộ gia đình khi tham gia ký kết sử dụng vỉa hè cho mục đích khác phải đóng phí, nộp thuế qua mạng, không thu trực tiếp để hạn chế tối đa tiêu cực.
 
 
HÀ MAI