28/12/2024

Đi tìm nước sạch ở quê hương Nelson Mandela

Cộng đồng thế giới kỷ niệm 100 năm ngày sinh của cố Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela (1918-2013). Tuy nhiên, ít ai biết rằng ngôi làng Mvezo – nơi sinh của ông Mandela – đang lâm vào tình trạng thiếu nước nghiêm trọng.

 

Đi tìm nước sạch ở quê hương Nelson Mandela

Cộng đồng thế giới kỷ niệm 100 năm ngày sinh của cố Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela (1918-2013). Tuy nhiên, ít ai biết rằng ngôi làng Mvezo – nơi sinh của ông Mandela – đang lâm vào tình trạng thiếu nước nghiêm trọng.
 
 
 
 
Dân làng Mvezo mỗi ngày phải chật vật đi tìm nước sinh hoạt /// Ảnh chụp màn hình The Daily Dispatch

Dân làng Mvezo mỗi ngày phải chật vật đi tìm nước sinh hoạt  ẢNH CHỤP MÀN HÌNH THE DAILY DISPATCH

 
Cháu nội của ông Mandela là Nkosi Mandla Zwelivelile Mandela cho hay cố tổng thống Nam Phi lúc sinh thời luôn nỗ lực đấu tranh để tất cả vùng nông thôn xa xôi hẻo lánh đều có nguồn nước sạch, theo tờ The Daily Dispatch (Nam phi).
 
Tuy nhiên, đến nay tình hình thiếu nước nghiêm trọng không có chút khả quan nào tại Mvezo, theo ông Mandla.
 
Dân làng vẫn phải chia sẻ nguồn nước chung với động vật. Ông Mandla cho hay họ phải lấy nước từ những hồ hoặc suối và phải chi 500 SAR (872 nghìn đồng) cho mỗi đợt vận chuyển nước lấy từ sông Mbhashe.
 
Không chỉ thiếu nguồn nước sạch, ông Mandla cho hay dân làng bức xúc trước trạm xá được xây dựng cách đây 6 năm với cơ sở vật chất nghèo nàn.
 
Nhiều người bệnh phải chi 60 SAR để di chuyển đến bệnh viện ở thị trấn Nywarha.
 
Đi tìm nước sạch ở quê hương Nelson Mandela - ảnh 1

Cố Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela qua đời tại nhà riêng ở thành phố Nelson Mandela hồi năm 2013   REUTERS

 
Làng Mvezo còn đang phải đối mặt với tình trạng ngày càng nhiều trẻ vị thành niên mang thai ngoài ý muốn và quan hệ tình dục không an toàn.
 
Thanh thiếu niên không có đủ chi phí di chuyển đến bệnh viện Nywarha để nhận bao cao su vốn được chính phủ phân phát miễn phí.
 
Trong một cuộc họp gần đây, dân làng không khỏi xúc động khi nhắc đến ông Mandela đã hy sinh cả đời mình để đấu tranh giành độc lập.
 
Tuy nhiên, 24 năm sau khi đất nước có được nền dân chủ, người dân sống ở “nơi chôn rau cắt rốn” của ông vẫn không thể nhận thấy được bất kỳ sự khác biệt giữa kỷ nguyên bị đàn áp trước đây và dân chủ.
 
“Chúng tôi vẫn phải dùng chung nguồn nước với heo và lừa. Chúng tôi còn phải dùng những con lừa vận chuyển nước. Dân làng phải làm điều này kể từ chế độ Apartheid (phân biệt chủng tộc) cho đến nay”, một dân làng bức xúc nói.
 
 
PHÚC DUY