30/11/2024

Hồ điều tiết – ‘thuốc chữa ngập’ hiệu quả?

Ngay sau đề xuất sử dụng máy bơm khủng chống ngập cho sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM) của Tập đoàn công nghiệp Quang Trung, nhiều ý kiến cho rằng muốn siêu bơm hiệu quả cần kèm theo hồ điều tiết.

 

Hồ điều tiết – ‘thuốc chữa ngập’ hiệu quả?

Ngay sau đề xuất sử dụng máy bơm khủng chống ngập cho sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM) của Tập đoàn công nghiệp Quang Trung, nhiều ý kiến cho rằng muốn siêu bơm hiệu quả cần kèm theo hồ điều tiết.
 
 
 
 
 

Tình trạng ngập nước đang đặt ra nhiều thách thức cho đô thị TP.HCM	
 /// Ảnh: Đậu Tiến Đạt

Tình trạng ngập nước đang đặt ra nhiều thách thức cho đô thị TP.HCM  ẢNH: ĐẬU TIẾN ĐẠT

 
Máy bơm công suất lớn có thể gây sụt lún
 
 
Hồ điều tiết - 'thuốc chữa ngập' hiệu quả? - ảnh 1
Tóm lại, chống ngập TP cần một hệ thống ống nhựa xuất phát từ các khu trung tâm đến những nơi có nhu cầu sử dụng và những nơi có nhiệm vụ tích trữ nước mưa là các hố thu, hồ chứa.
 
 
GS-TS Nguyễn Văn Đạt
 

Đề xuất tiếp tục sử dụng máy bơm chống ngập cho khu vực sân bay Tân Sơn Nhất (TSN) mới đây của Tập đoàn công nghiệp Quang Trung tiếp tục dấy lên nhiều tranh cãi xoay quanh công năng, tác động và hiệu quả của hệ thống máy bơm “siêu khủng”.

Kỹ sư Lê Thành Công, Giám đốc Công ty TNHH thiết kế tư vấn xây dựng D & C, khẳng định chắc chắn sẽ không thành công, vì nguyên tắc dùng máy bơm là không bơm trực tiếp trên mạng đường ống mà phải đưa về bể chứa, dẫn nước qua trung gian sau đó mới bơm ra. Các máy bơm động lực như đang sử dụng tại đường Nguyễn Hữu Cảnh (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) cần bể chứa có dung tích tương ứng.
 
“Chống ngập phải đảm bảo nguyên tắc muốn tiêu thoát phải trữ nước. Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt là lợi thế có sẵn để TP tận dụng trở thành những hồ điều tiết tự nhiên khổng lồ, dung tích lớn để trữ nước, tạo bậc thang hồ chứa để trữ và điều tiết thoát nước”, ông nói và nhận định dù thay mới toàn bộ hệ thống cống thoát nước hiện nay cũng không đủ tải hết lượng nước mưa, lại khó khăn trong tháo dỡ, tốn kém tiền bạc.
 
Chính vì thế, cần xây dựng 1 trục thoát nước ngầm đường kính khoảng 3 m dọc theo các tuyến đường, đi qua tất cả các điểm ngập. Đây là cách làm của hầu hết các TP lớn trên thế giới. Với công nghệ khoan, kích ngầm ống hiện nay, mất thời gian không nhiều và chi phí không quá lớn để xây dựng hệ thống ống này. Hồ trữ nước và hệ thống ống ngầm sẽ kiểm soát toàn bộ mực nước phía trong TP, từ đó mới phát huy tác dụng của các tuyến đê bao.
 
Cũng theo ông Công, máy bơm đang được Tập đoàn Quang Trung đưa vào vận hành có công suất tối đa lên tới 96.000 m3/giờ, rất lớn. Nếu lượng nước chảy vào ít, miệng hút máy bơm còn hở, còn không khí lọt vào thì máy bơm chưa thể hoạt động được. Trong khi các mối nối của hệ thống cống ở TP.HCM không kín, việc sử dụng máy bơm tạo áp lực quá lớn lên các mối về lâu dài sẽ gây sụt lún dọc các tuyến cống thu nước về, hủy hoại các công trình lân cận.
 
Đồng tình, PGS-TS Nguyễn Trọng Hoà, chuyên gia cao cấp Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM, nhìn nhận việc đường Nguyễn Hữu Cảnh vẫn ngập trong vài trận mưa lớn gần đây, còn máy bơm không hoạt động được rất có thể do duy trì máy bơm công suất quá lớn trong khi hệ thống cống lâu năm không bền vững gây sụt một số cống, gãy chỗ này chỗ kia khiến nước không về. Đồng thời, máy bơm hút quá mạnh, hút rộng qua cả những khu vực khác, nước kéo về lại càng gây ngập.
 
Mở rộng thành mạng lưới
Có thời gian nhiều năm nghiên cứu về ngập nước, GS-TS Nguyễn Văn Đạt, chuyên gia chống ngập, cho rằng muốn chống ngập lâu dài ở TP.HCM, phải xem nước mưa là nguồn tài nguyên nhiều lợi ích cần khai thác.
 
Từ tinh thần trên, ông đưa ra mô hình một mạng lưới các hố ga chứa nước mưa. Từ đây, nước mưa sẽ chảy vào hệ thống ống đặt ven đường, ra sông, rạch, nơi có hồ chứa khu vực để tạo mảng xanh đô thị. Hướng đến của mạng ống này còn có thể là các trụ PCCC ở các khu công nghiệp, nhà máy, kho tàng, siêu thị, khu dân cư… Đây là những nơi có công nghệ xử lý nước mưa thành nước sinh hoạt để cấm khai thác nước ngầm. Ở ngoại thành thì có thể đáp ứng nhu cầu tưới tiêu hay trở thành một kho chứa nước như các hồ.
 
Song song với mạng lưới ống trên, cần có một nhánh hút nước từ triều cường có đường kính lớn hơn hút từ những hố ga. Một phần hòa nhập vào mạng nước mưa, một phần hướng vào hồ chứa ở ngoại ô. Những vị trí trọng điểm như đường Nguyễn Hữu Cảnh cần có thiết kế riêng để ống nước dẫn thẳng ra sông và phải có đối sách với triều cường. Theo ông Đạt, nước mưa từ hố ga có thể chảy vào hệ thống ống nhờ lệch cao trình, nên không cần ống có đường kính lớn, chỉ khoảng 600 mm là phù hợp.
 
 
HÀ MAI