08/11/2024

Lịch sử sang trang trong quan hệ Mỹ – Triều Tiên

“Cuộc hội đàm dù không dừng lại ở mức “hình thức xã giao”, nhưng các chi tiết quan trọng thì chưa thực sự rõ ràng.”

 

Lịch sử sang trang trong quan hệ Mỹ – Triều Tiên

“Cuộc hội đàm dù không dừng lại ở mức “hình thức xã giao”, nhưng các chi tiết quan trọng thì chưa thực sự rõ ràng.”
 
 
 
 

Cuộc hội đàm lịch sử diễn ra trong không khí cởi mở /// Ảnh: AFP – Reuters

Cuộc hội đàm lịch sử diễn ra trong không khí cởi mở   ẢNH: AFP – REUTERS

 
Trả lời phỏng vấn Thanh Niên sau khi hội đàm thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un diễn ra hôm qua (12.6) tại Singapore, nhiều chuyên gia quốc tế nhận định Washington và Bình Nhưỡng cần thêm thời gian để đạt các bước tiến mới.
 
Lịch sử sang trang trong quan hệ Mỹ - Triều Tiên - ảnh 1
TS John Hamre

TS John Hamre (Chủ tịch Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) – cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ): Cuộc hội đàm dù không dừng lại ở mức “hình thức xã giao”, nhưng các chi tiết quan trọng thì chưa thực sự rõ ràng. Tôi nghĩ rằng kết quả đạt được là trong quá trình đàm phán sắp tới, Triều Tiên sẽ tạm không phóng tên lửa hay thử hạt nhân. Đó sẽ là điều tốt. Một tín hiệu tốt khác là Tổng thống Trump hứa Mỹ sẽ giảm bớt việc tập trận với Hàn Quốc khi Washington và Bình Nhưỡng tăng cường đối thoại. Trong khi đó, có lẽ Washington cần tiếp tục xem xét liệu Bình Nhưỡng có thực sự giải giáp hạt nhân hay không.

Ngoài ra, một thách thức cũng đặt ra xung quanh tuyên bố của Tổng thống Trump về việc muốn giảm bớt số lượng binh sĩ Mỹ đang đồn trú trên bán đảo Triều Tiên. Bởi quốc hội Mỹ sẽ chỉ thông qua khi có thể kiểm chứng kế hoạch của Bình Nhưỡng trong việc từ bỏ chương trình hạt nhân.
 
Lịch sử sang trang trong quan hệ Mỹ - Triều Tiên - ảnh 2
TS Harry J.Kazianis

TS Harry J.Kazianis (Tổng biên tập chuyên san The National Interest, Giám đốc nghiên cứu quốc phòng của Trung tâm lợi ích quốc gia Mỹ): Hai bên đã đạt được tuyên bố chung nhưng vẫn còn nhiều điểm cần làm rõ, điển hình là việc ông Kim cam kết từ bỏ chương trình hạt nhân nhưng một lộ trình cụ thể thì chưa được đề cập. Chính vì thế, nếu muốn đạt được kết quả lớn hơn, Washington phải nhận cam kết về quá trình thực hiện thỏa thuận trên. Để làm được như vậy, Nhà Trắng cần phải có các động thái hiệu quả.

Lịch sử sang trang trong quan hệ Mỹ - Triều Tiên - ảnh 3
TS Patrick Cronin

TS Patrick Cronin (Giám đốc cấp cao Chương trình an ninh châu Á – Thái Bình Dương thuộc Trung tâm an ninh nước Mỹ mới): Việc hội nghị thượng đỉnh diễn ra cũng đủ là bước tiến lớn khi hai đối thủ lâu năm gặp nhau. Họ còn đạt được một thông cáo chung làm nền tảng để tiếp tục phối hợp với nhau. Tuy nhiên, việc Mỹ có hạn chế tập trận với Hàn Quốc hay không vẫn cần thêm thời gian, vì có lẽ Washington cần xem xét các động thái từ Bình Nhưỡng. Bên cạnh đó, một điểm không được như tôi kỳ vọng là lãnh đạo Kim vẫn chưa cam kết một lộ trình chi tiết về giải giáp hạt nhân. Tuy nhiên, thời gian từ nay đến hết năm 2018 vẫn đủ để hai bên cùng bước qua các thách thức vừa nêu nếu thực sự nỗ lực.

Lịch sử sang trang trong quan hệ Mỹ - Triều Tiên - ảnh 4
Stephen Robert Nagy

PGS Stephen Robert Nagy (chuyên gia quan hệ quốc tế của Đại học Cơ Đốc giáo quốc tế – Nhật Bản, học giả tại Quỹ châu Á – Thái Bình Dương ở Canada): Trung Quốc có thể hài lòng với kết quả hội đàm Mỹ – Triều. Trong khi đó, về việc phi hạt nhân hoá bán đảo Triều Tiên, thông cáo chung sau cuộc gặp lại mới dựa trên thỏa thuận Bàn Môn Điếm được ký kết hồi cuối tháng 4, mà chưa có một thoả thuận chi tiết hơn giữa Washington và Bình Nhưỡng. Nên về bản chất thì xem như hai bên quay lại “nguyên trạng” trước khi những căng thẳng đã xảy ra. Tuy thế, bấy nhiêu cũng đủ để Bắc Kinh có lý do để đề nghị Washington dỡ bỏ phần nào các lệnh trừng phạt nhằm vào Bình Nhưỡng.

Lịch sử sang trang trong quan hệ Mỹ - Triều Tiên - ảnh 5
TS Saturo Nagao

TS Saturo Nagao (chuyên gia của Viện Hudson, Mỹ): Đây là cuộc gặp mang tính bước đầu để mở ra quá trình đàm phán. Hai bên có cơ hội trao đổi về ý chí thực sự của nhau. Washington cần đảm bảo Bình Nhưỡng giải giáp hạt nhân. Còn phía Triều Tiên thì lãnh đạo Kim cần sự đảm bảo cho chế độ của ông. Cũng chính vì thế, hai bên cần sớm đạt thỏa thuận chi tiết, bởi kéo dài quá lâu có thể tạo ra sự bất đồng.

Chính vì thế, hội nghị thượng đỉnh trên có vai trò quan trọng, nhưng liệu có đủ sức trở thành một bước ngoặt lịch sử hay không thì phải cần thêm thời gian.

 

 

 
Những bước ngoặt bất ngờ
2017:
Tháng 7: Triều Tiên lần đầu tiên thử thành công tên lửa đạn đạo (ICBM) Hwasong-14 (tầm bắn 10.000 km)
Lịch sử sang trang trong quan hệ Mỹ - Triều Tiên - ảnh 6

Tháng 8: Triều Tiên và Mỹ đe doạ tấn công lẫn nhau
Lịch sử sang trang trong quan hệ Mỹ - Triều Tiên - ảnh 7

Tháng 9: Triều Tiên phóng ICBM Hwasong-12 (tầm bắn 6.000 km) và thử hạt nhân lần 6. Mỹ cảnh báo hủy diệt Triều Tiên
Tháng 11: Triều Tiên phóng ICBM Hwasong-15 (tầm bắn 13.000 km)
2018:
Tháng 1: Triều Tiên tỏ ý hòa dịu với Hàn Quốc
Lịch sử sang trang trong quan hệ Mỹ - Triều Tiên - ảnh 8

Tháng 2: Bà Kim Yo-jong, em gái lãnh đạo Kim Jong-un sang Hàn Quốc dự Thế vận hội mùa đông
Lịch sử sang trang trong quan hệ Mỹ - Triều Tiên - ảnh 9

Tháng 3: Ông Kim Jong-un đề nghị gặp mặt, Tổng thống Donald Trump nhận lời. Ông Kim Jong-un lần đầu công du Trung Quốc
Lịch sử sang trang trong quan hệ Mỹ - Triều Tiên - ảnh 10

27.4: Ông Kim Jong-un gặp Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tại Bàn Môn Điếm
Tháng 5: Ông Kim Jong-un thăm Trung Quốc lần 2. Triều Tiên huỷ hội đàm cấp cao với Hàn Quốc, chỉ trích Mỹ
Lịch sử sang trang trong quan hệ Mỹ - Triều Tiên - ảnh 11

24.5: Tổng thống Trump tuyên bố hủy cuộc gặp ông Kim Jong-un. Triều Tiên phá huỷ bãi thử
hạt nhân
Lịch sử sang trang trong quan hệ Mỹ - Triều Tiên - ảnh 12

Tháng 6: Mỹ, Triều Tiên nối lại đàm phán. Phó chủ tịch BCH T.Ư đảng Lao động Triều Tiên Kim Yong-chol tới Mỹ
Lịch sử sang trang trong quan hệ Mỹ - Triều Tiên - ảnh 13

10.6: Ông Kim Jong-un và ông Donald Trump tới Singapore
12.6: Thượng đỉnh Mỹ – Triều tại KS Capella
 
Phúc Duy – Đồ hoạ: Du Sơn

NGÔ MINH TRÍ