28/12/2024

Lý Sơn khan hiếm nguồn cát trồng tỏi

Hơn nửa tháng qua, sau khi thu hoạch vụ tỏi đông xuân 2017 – 2018, nông dân Lý Sơn (Quảng Ngãi) tiếp tục xuống giống vụ hành nên nhu cầu mua cát san hô để cải tạo đất tăng cao, gây ra trình trạng “sốt”… cát.

 

Lý Sơn khan hiếm nguồn cát trồng tỏi

Hơn nửa tháng qua, sau khi thu hoạch vụ tỏi đông xuân 2017 – 2018, nông dân Lý Sơn (Quảng Ngãi) tiếp tục xuống giống vụ hành nên nhu cầu mua cát san hô để cải tạo đất tăng cao, gây ra trình trạng “sốt”… cát.
 
 
 
 

Những bè cát được thợ lặn Lý Sơn khai thác giữa biển kéo vào bờ bán cho nông dân	 /// Ảnh: Hiển Cừ

Những bè cát được thợ lặn Lý Sơn khai thác giữa biển kéo vào bờ bán cho nông dân   ẢNH: HIỂN CỪ

 
 
 
Lý Sơn khan hiếm nguồn cát trồng tỏi - ảnh 1
Giá cát san hô mỗi năm một tăng. Nếu như năm ngoái 3 m3 cát có giá 550.000 đồng thì năm nay tăng lên 650.000 đồng. Dù giá cát san hô tăng cao nhưng do nguồn cung không đủ nên đôi khi nông dân Lý Sơn phải chờ đợi nhiều ngày mới có cát để cải tạo đất

 
 
Bà Mai Thị Chi, nông dân xã An Hải (H.Lý Sơn)

 

Theo quan sát của PV Thanh Niên, tại khu vực vũng neo đậu tàu thuyền Lý Sơn, mỗi ngày có gần 10 bè cát được thợ lặn trên địa bàn huyện khai thác từ giữa biển khơi kéo vào bờ bán cho nông dân trồng hành, tỏi trên đảo.

Để khai thác được nguồn cát san hô dưới đáy biển, thợ lặn phải qua nhiều công đoạn hết sức vất vả. Những năm trước, lượng cát dưới đáy biển nhiều, chỉ cần đưa ống hút xuống là đã có cát. Tuy nhiên, hiện nay do nguồn cát cạn kiệt nên những chủ bè phải kéo bè ra cách bờ khoảng 300 – 400 m, sau đó những thợ lặn ôm ống đi dò dưới đáy biển ở độ sâu từ 25 – 30 m tìm nguồn cát san hô để hút.
 
Ông Trương Đình Tú, một thợ lặn khai thác cát ở Lý Sơn, cho biết mỗi bè khai thác cát có 2 – 3 lao động. Sau 3 – 5 giờ đồng hồ ngụp lặn dưới đáy biển mới khai thác được hơn 40 m3 cát. Khi cát đã đầy, chủ bè kéo bè vào gần bờ xả cát xuống biển rồi tiếp tục hút lên trên bờ để bán. “Nguồn cát san hô dần cạn kiệt nên bây giờ phải dò tìm dưới đáy biển. Chỗ này không có cát thì phải kéo bè đi chỗ khác nên không những thời gian khai thác kéo dài mà còn tốn nhiều nhiên liệu. Vì thế, hồi xưa làm có ăn giờ thì thua rồi, thu nhập thấp lắm. Vì mưu sinh mới đi làm nghề này chứ khổ lắm”, ông Tú than thở.
 
Nguồn cát dưới đáy biển ngày càng cạn kiệt, trong khi nhu cầu cát để cải tạo đất trồng hành, tỏi của nông dân Lý Sơn vẫn như mọi năm khiến giá cát liên tục tăng cao, hiện ở mức hơn 200.000 đồng/m3. Bà Mai Thị Chi, một nông dân ở xã An Hải (H.Lý Sơn), cho biết: “Giá cát san hô mỗi năm một tăng. Nếu như năm ngoái 3 m3 cát có giá 550.000 đồng thì năm nay tăng lên 650.000 đồng. Dù giá cát san hô tăng cao nhưng do nguồn cung không đủ nên đôi khi nông dân Lý Sơn phải chờ đợi nhiều ngày mới có cát để cải tạo đất”.
 
Lý Sơn khan hiếm nguồn cát trồng tỏi - ảnh 3
Nguồn cung không đủ cầu nên giá cát san hô ở Lý Sơn mỗi năm một tăng

 

 
Với đặc thù của việc trồng hành, tỏi ở Lý Sơn muốn có năng suất cao, hương vị thơm ngon, sau mỗi vụ, nông dân phải cào hết lớp cát cũ và thay thế lớp cát mới phủ lên bề mặt. Chính vì vậy, để cải tạo hơn 300 ha đất trồng hành, tỏi trên đảo, mỗi năm nông dân đất đảo cần khoảng 1 triệu m3 cát. Tuy nhiên, việc khai thác cát dưới đáy biển ít nhiều ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Để hạn chế tình trạng này, mấy năm trước, chính quyền địa phương phối hợp với cơ quan chuyên môn của tỉnh Quảng Ngãi triển khai dự án trồng tỏi không cần thay cát nhằm thay đổi cách làm truyền thống, nhưng các mô hình đều thất bại. Vì thế, nguồn cát trồng hành, tỏi đang là bài toán nan giải đối với sản xuất hành, tỏi ở Lý Sơn.
 
 
HIỂN CỪ