26/12/2024

Mỹ: Đã có nhịp tim, cấm phá thai

Các nhà lập pháp thuộc đảng Cộng hòa bang Iowa (Mỹ) đã thông qua dự thảo luật cấm phá thai khi tim thai đã được hình thành và trình lên thống đốc bang ký thành luật.

 

Mỹ: Đã có nhịp tim, cấm phá thai

 

Các nhà lập pháp thuộc đảng Cộng hoà bang Iowa (Mỹ) đã thông qua dự thảo luật cấm phá thai khi tim thai đã được hình thành và trình lên thống đốc bang ký thành luật.

Mỹ: Đã có nhịp tim, cấm phá thai - Ảnh 1.Tình trạng nạo phá thai diễn ra ở nhiều nước trên thế giới – Ảnh: Wreg

Dự thảo này được thông qua hôm 2-5. Theo đó, nếu dự luật được ban hành và có hiệu lực, có nghĩa là những trường hợp nạo phá thai sau tuần thứ 6 của thai kỳ sẽ không được phép thực hiện.

Phản ứng trước dự luật mới, các nhóm nhân quyền cho rằng nếu được ban hành, đây sẽ là điều luật cấm phá thai nghiêm ngặt nhất nước Mỹ.

Trong khi đó, những người phản đối dự luật thì cho rằng, điều luật sẽ khiến hành động nạo phá thai trở thành phạm pháp trước khi phụ nữ kịp nhận ra là họ đang mang thai.

Trước đó vào năm 2017, các thành viên thuộc đảng Cộng hoà bang Iowa đã từng thành công trong việc ban hành lệnh cấm phá thai sau tuần thứ 20 của thai kỳ.

 
 

Những hạn chế mới nào đã được phê duyệt?

Được biết đến với tên gọi “Đạo Luật Bảo vệ Nhịp tim”, quy định rằng bất kỳ người phụ nữ nào muốn nạo phá thai phải thực hiện “sàng lọc” để xác định nhịp tim của thai nhi. Nếu thai nhi đã có nhịp tim, việc phá thai là phạm pháp.

Tuy nhiên, trong dự luật cũng quy định rõ một số trường hợp ngoại lệ ví dụ như bào thai gây nguy hiểm cho mạng sống của người mẹ, hoặc trong trường hợp người phụ nữ bị hãm hiếp hay loạn luân, và vụ việc đã được báo cáo tới chính quyền.

Theo lời bà Dawn Pettengill, một thành viên của đảng Cộng hoà bang Iowa “Khi trái tim bắt đầu đập điều đó có nghĩa là sự sống đã bắt đầu”.  

Phe đối lập nói gì?

Đại diện bang Iowa tại Hạ viện Mỹ, bà Beth Wessel-Kroeschell một thành viên của đảng Dân chủ đã lên tiếng phản đối lại dự luật.

Bà Wessel-Kroeschell phát biểu: “Tất cả phụ nữ, bất kể tuổi tác, thu nhập hay chủng tộc, đều có quyền được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức kho sinh sản, trong đó bao gồm cả việc phá thai, bất chấp những rào cản về chính trị và kinh tế”.

Trước đó, dự luật đã vấp phải những phản ứng mạnh mẽ từ các tổ chức, trong đó có Tổ chức Kế hoạch hoá Gia đình Iowa và Liên đoàn Tự do Dân sự Mỹ (ACLU) ngay khi được giới thiệu lần đầu vào tháng Hai.

Các thành viên của đảng Dân chủ bang Iowa cho rằng nếu dự luật được thông qua, đó là một hành động cố tình vi hiến. Nếu được thông qua, dự luật cấm phá thai của bang Iowa sẽ vi phạm vào điều luật Roe v. Wade được Toà án Tối cao Mỹ phán quyết vào năm 1973, rằng phá thai là hợp pháp.

Tuy nhiên, trên thực tế, một số nhà lập pháp đảng Cộng hoà lại không hề lo ngại về tính vi hiến của dự luật.

“Tôi rất muốn Toà án Tối cao Mỹ xem xét dự luật này và coi đây như một phương tiện để lật đổ Roe v. Wade”, Thượng nghị sĩ đảng Cộng hoà Jake Chapman chia sẻ.

Tổng thống Donald Trump ủng hộ một đạo luật cấm phá thai và chỉ ra rằng đây là một ưu tiên, và đảng Cộng hoà đang nắm bắt rất tốt cơ hội này, các nhà bình luận cho biết.