27/12/2024

Công ty chứng khoán là ‘cá mập’?

Trước kỳ nghỉ lễ, chứng khoán khiến các nhà đầu tư điên đảo khi liên tục lao dốc. Chỉ trong thời gian ngắn, không ít khoản đầu tư bốc hơi tới gần nửa giá trị. Trong bối cảnh đó, thông tin công ty chứng khoán báo lãi ‘khủng’ nhờ hoạt động môi giới lẫn tự doanh khiến các nhà đầu tư lo ngại về sự minh bạch của các nghiệp vụ này.

 

Công ty chứng khoán là ‘cá mập’?

Trước kỳ nghỉ lễ, chứng khoán khiến các nhà đầu tư điên đảo khi liên tục lao dốc. Chỉ trong thời gian ngắn, không ít khoản đầu tư bốc hơi tới gần nửa giá trị. Trong bối cảnh đó, thông tin công ty chứng khoán báo lãi ‘khủng’ nhờ hoạt động môi giới lẫn tự doanh khiến các nhà đầu tư lo ngại về sự minh bạch của các nghiệp vụ này.


 
 
 

Nhà đầu tư lo ngại nghiệp vụ môi giới và tự doanh thiếu minh bạch /// Ảnh: Ngọc Dương

Nhà đầu tư lo ngại nghiệp vụ môi giới và tự doanh thiếu minh bạch  ẢNH: NGỌC DƯƠNG

 
 
Lãi “khủng” nhờ tự doanh, môi giới
Theo báo cáo tài chính quý 1/2018, CTCP chứng khoán MB (mã chứng khoán MBS) lãi cao gấp khoảng 3 lần so với lợi nhuận cả năm 2017. MBS ghi nhận 306 tỉ đồng doanh thu hoạt động và thu về gần 71 tỉ đồng lãi ròng sau thuế. Trong khi mức lãi ròng công ty thực hiện cả năm 2017 chỉ đạt 24 tỉ đồng.
 
Mảng kinh doanh đóng góp chính vào kết quả khả quan của công ty là môi giới chứng khoán. Thời gian qua, hoạt động này mang về cho công ty 127 tỉ đồng doanh thu và gần 37 tỉ đồng tiền lãi trước thuế.
 
Công ty chứng khoán (CTCK) Sài Gòn (SSI) cũng ghi nhận tới 1.072 tỉ đồng doanh thu, tăng 95% so với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu từ môi giới chứng khoán của đơn vị này tăng hơn 3 lần, đạt 370 tỉ đồng. Doanh thu của VNDirect cũng tăng mạnh và lợi nhuận công ty tăng hơn 30%, đạt 139 tỉ đồng trong quý 1. Cụ thể, mảng môi giới mang về tổng cộng 166 tỉ đồng doanh thu, tăng 190%. Đây cũng là mảng đem lại doanh thu lớn nhất cho công ty, đi cùng với đó là lãi từ các khoản cho vay và phải thu tăng gần 90%, đạt hơn 121 tỉ đồng.
 
Sau mảng môi giới, nghiệp vụ tự doanh, tức các công ty chứng khoán tự mua bán, đầu tư chứng khoán cũng mang lại lợi nhuận “khủng”. Điển hình, CTCK Sài Gòn – Hà Nội (SHS) thu về tới 169 tỉ đồng lãi trước thuế trong 3 tháng đầu năm, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, hoạt động tự doanh tăng hơn 6 lần, mang về 164 tỉ đồng.
 
CTCK TP.HCM (HSC) cũng công bố báo cáo tài chính quý 1/2018, ghi nhận lãi tổng cộng gần 185 tỉ đồng từ việc bán ra các cổ phiếu đã đầu tư bằng nghiệp vụ tự doanh, đóng góp vào mức lợi nhuận chung của công ty 325 tỉ đồng.
 
Vừa đá bóng vừa thổi còi ?
Tự doanh là nghiệp vụ mà các CTCK tự mua bán các loại cổ phiếu. “Vừa môi giới tư vấn cho nhà đầu tư mua bán, trong khi mình cũng tham gia đầu tư và quản lý tài khoản, thông tin của nhà đầu tư thì liệu có sự minh bạch hay không nếu các CTCK muốn thao túng giá”, anh T.X.Đ, một nhà đầu tư lâu năm tại Q.Cầu Giấy (Hà Nội), đặt vấn đề.
 
PSG-TS Ngô Trí Long nhận xét, bản thân nghiệp vụ tự doanh không xấu. Nó giúp họ tạo lập thị trường, tăng tính thanh khoản, tăng sự hấp dẫn nhưng cũng sẽ khiến thị trường méo mó, nhà đầu tư thiệt hại nếu cố tình lợi dụng. “Khi là người nắm hết tài khoản nhà đầu tư, cung cấp dịch vụ cho vay margin, họ biết nhà đầu tư mua bán những gì, vay bao nhiêu. Nếu CTCK liên kết, thao túng mà không có sự kiểm soát của cơ quan quản lý thì sẽ rất nguy hiểm cho nhà đầu tư và sự phát triển lành mạnh của thị trường”, ông Long nói.
 
Một chuyên gia trong lĩnh vực này cũng cho rằng, không loại trừ việc các CTCK nắm được giao dịch và room margin (hạn mức cho vay). Mã nào vay nhiều, như diều căng dây, chỉ cần đội “tự doanh” của CTCK bán mạnh thì cổ phiếu đỏ sụt giảm tự khắc sẽ bị “xả”. Mã nào bị bán giải chấp, các công ty này có thể đo được lượng tồn có thể gom lại giá thấp. “Không ai bảo tự doanh xấu, nhưng cách làm của CTCK thời gian qua chưa thực sự minh bạch. Nếu tự doanh một cách chuyên nghiệp, minh bạch, dựa vào việc phân tích doanh nghiệp, nhận định thị trường… thì không nói. Còn dựa vào các thông tin giao dịch của nhà đầu tư để nắm đằng chuôi, thao túng giá thì cần phải lên án”, vị chuyên gia này nói.
 
Chuyên gia tài chính TS Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, để thị trường vận động lành mạnh cần phải có sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nước như Bộ Tài chính, Uỷ ban Chứng khoán. Với bất cứ thị trường nào có đầu tư phải sinh lời, CTCK hay nhà đầu tư cũng chịu áp lực như vậy. Song, phải có một sân chơi bình đẳng, có luật lệ, trọng tài. “Tôi không loại trừ khả năng nghiệp vụ môi giới và tự doanh có thể là công cụ để họ vừa đá bóng vừa thổi còi, nhằm tăng doanh thu lợi nhuận. Tuy nhiên, để xác định được thì từ hiện tượng đó, Uỷ ban Chứng khoán phải vào cuộc. Đồng thời, tăng cường kiểm soát, quản lý các hoạt động nghiệp vụ này”, TS Hiếu đề nghị.
 
 
TIÊU PHONG