01/01/2025

Mỹ – Trung vờn nhau trước cuộc chiến

“Trung Quốc sẽ không bao giờ sợ sệt hay lùi bước nếu một cuộc chiến tranh thương mại là điều không thể tránh khỏi. Bắc Kinh sẽ không bao giờ đầu hàng trước các áp lực từ bên ngoài hay chịu nhục vào thời điểm này”.

 

Mỹ – Trung vờn nhau trước cuộc chiến

“Trung Quốc sẽ không bao giờ sợ sệt hay lùi bước nếu một cuộc chiến tranh thương mại là điều không thể tránh khỏi. Bắc Kinh sẽ không bao giờ đầu hàng trước các áp lực từ bên ngoài hay chịu nhục vào thời điểm này”.

 
 
 
Mỹ - Trung vờn nhau trước cuộc chiến - Ảnh 1.

Trung Quốc là thị trường lớn nhất của các nhà sản xuất đậu nành Mỹ. Trong ảnh: đậu nành nhập khẩu vào cảng Nam Thông, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc ngày 4-4 – Ảnh: Reuters

 

Đó là khẳng định của Tân Hoa xã, hãng thông tấn chính thức của Trung Quốc, trong bài xã luận ngày 5-4.

Ăn miếng trả miếng

Bộ Tài chính Trung Quốc ngày 4-4 thông báo 106 mặt hàng bao gồm đậu nành, ôtô, máy bay của Mỹ sẽ bị đánh thuế thêm 25% khi nhập vào Trung Quốc. Động thái này diễn ra chỉ một ngày sau khi Văn phòng Đại diện thương mại Mỹ công bố danh sách 1.300 mặt hàng Trung Quốc dự kiến bị áp thuế.

Số mặt hàng Mỹ bị Trung Quốc đánh thuế có giá trị khoảng 50 tỉ USD, tương đương tổng giá trị các mặt hàng Trung Quốc mà Mỹ dự định trừng phạt với lý do Trung Quốc đánh cắp sở hữu trí tuệ của Mỹ. Người Trung Quốc lần này đã nhanh hơn trước, họ chỉ mất 11 tiếng để phản ứng kiểu ăn miếng trả miếng với Mỹ.

 

Tổng thống Mỹ Donald Trump, với niềm tin có thể giành chiến thắng trong một cuộc chiến thương mại, đang thúc đẩy các quan chức của ông mở rộng danh sách các mặt hàng Trung Quốc bị đánh thuế trừng phạt.

Một cuộc chiến thương mại với Mỹ không phải là điều Trung Quốc muốn. Bắc Kinh luôn tuyên bố không quốc gia nào có thể giành chiến thắng trong cuộc chiến đó, nhưng nhấn mạnh sẽ đáp trả tương xứng các hành động đơn phương của Mỹ.

Thực tế, nói như một nhà quan sát, cả hai quốc gia đang cố gắng câu giờ cho các cuộc đàm phán trước khi biểu thuế trừng phạt chính thức có hiệu lực. Trong khi Mỹ nói danh sách trừng phạt chính thức sẽ được chốt vào giữa tháng 5, Trung Quốc chưa bao giờ thông báo việc đánh thuế 106 sản phẩm Mỹ sẽ chính thức có hiệu lực khi nào.

“Chúng ta có thể gọi đó là khoảng thời gian chờ. Sẽ có những tín hiệu công khai từ hai phía xen lẫn các cuộc đàm phán bí mật. Danh sách trừng phạt hay mức thuế 25% chỉ là phép thử dò đường” – một nhà bình luận quốc tế nhận xét với Tuổi Trẻ.

Ngày 5-4, chỉ một ngày sau khi Bắc Kinh tuyên bố áp thuế 25% lên đậu nành Mỹ nhập khẩu, Hiệp hội Các nhà sản xuất và xuất khẩu đậu nành Mỹ đã đặt chính quyền Trump lên lò lửa. Trung Quốc là nhà nhập khẩu đậu nành lớn nhất của Mỹ, với giá trị trong năm 2017 đạt tới 14 tỉ USD. Việc bị đánh thuế cao sẽ đẩy giá đậu nành Mỹ lên cao tại thị trường Trung Quốc, từ đó mất lợi thế cạnh tranh trước các đối thủ như Brazil và Argentina.

Nếu mức thuế lên tới 30%, lượng xuất khẩu đậu nành của Mỹ sang Trung Quốc có thể giảm tới 70% so với năm 2017, Hội đồng Xuất khẩu đậu nành Mỹ tính toán.

Trấn an dư luận

Phần lớn nhà đầu tư đều tin rằng Mỹ và Trung Quốc sẽ đạt được một thoả thuận vào phút chót, vừa giữ được thể diện vừa tránh gây thiệt hại cho nền kinh tế của cả hai.

Thứ trưởng Thương mại Trung Quốc Vương Thụ Văn trong cuộc họp báo ngày 4-4 thậm chí còn kêu gọi Mỹ nới lỏng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu công nghệ cao sang Trung Quốc, nhằm giúp giảm thâm hụt thương mại với Trung Quốc.

Các động thái công khai của chính quyền Bắc Kinh cho thấy họ đang cố trấn an dư luận trước lo sợ một cuộc chiến thương mại ở quy mô không thể kiểm soát với Mỹ sắp sửa nổ ra. Trung Quốc cũng đồng thời không quên tiếp tục đổ trách nhiệm cho Mỹ, vẽ nên hình ảnh một Trung Quốc cam chịu bất chấp các hoạt động thương mại không công bằng trong quá khứ.

“Người ta sẽ tự biết giữ khoảng cách với một kẻ chuyên quyền và liều lĩnh. Nước Mỹ nếu cứ tiếp tục hành xử kiểu đó trong lĩnh vực kinh tế, tự họ đã tạo ra rắc rối cho chính mình” – Tân Hoa xã kết luận.

 

BẢO DUY