Cuồng tín là do thấy bất an hoặc tham lam
Theo Anh Milind Deshmukh (Ấn Độ) mê tín dị đoan có thể bắt nguồn từ cảm giác thiếu an toàn của chúng ta trong xã hội hoặc sự tham lam của con người.
Cuồng tín là do thấy bất an hoặc tham lam
Nhiều người xức dầu vào tượng hổ rồi xoa lên bộ phận tương tự trên người họ với mong muốn chữa được bệnh (ảnh chụp ở chùa Hương Tích, Hà Tĩnh) – Ảnh: DOÃN HOÀ
Câu chuyện hàng trăm ngàn người chen nhau cúng bái, dâng lễ cho thần thánh tại các lễ hội và thậm chí thắp nhang cúng bái cả… cá ở xứ mình được nhiều người nước ngoài nhìn nhận đây là vấn đề chung của nhiều nước châu Á.
Ở Đài Loan, ngày 24-3, ngày vía bà Thiên Hậu (Thiên Hậu thánh mẫu) là một sự kiện rất lớn thu hút hàng triệu người tham gia liên tục trong chín ngày.
Chị Teresa – Ảnh: NVCC
Biển người tranh nhau rước kiệu bà
Hàng triệu người dân đi viếng chùa bà Thiên Hậu. Họ rước tượng bà đi từ chùa này đến chùa kia qua 300km và tổ chức nhiều nghi lễ như lễ tế thuyền, lễ cúng bà…
Người ta tin rằng bà có thể phù hộ họ có nhiều may mắn, sức khoẻ tốt, làm ăn phát đạt, ai muốn xin gì đều có thể khấn với bà. Có rất nhiều câu chuyện được kể từ những người cho rằng họ được bà phù hộ và do đó, càng nhiều người tin vào sự linh ứng của bà.
Người ta tin rằng ai được rước kiệu bà là may mắn gấp đôi. Vì vậy vào đúng giờ mở cửa, một biển người tranh nhau chạy thật nhanh cố gắng trở thành một trong số những người tham gia đội rước kiệu bà. Báo chí Đài Loan đã tường thuật nhiều người bị thương hoặc xảy ra các vụ ẩu đả, nhưng đây là cách lễ hội diễn ra.
Sinh ra và lớn lên ở Đài Loan, chứng kiến ngày vía bà hằng năm, nhưng tôi vẫn thấy có chút gì đó điên rồ và ngoài sức tưởng tượng khi có đến cả 5 triệu người cùng lúc tham gia một lễ hội tâm linh như vây.
Tôi thường tự hỏi tại sao nhiều người có thể bỏ nhiều ngày để đi theo kiệu bà? Chẳng lẽ họ không phải lo cuộc sống hay đi làm? Rồi tôi tự trả lời mình là hay những người đó không có việc làm, và do đó họ thành tâm cầu nguyện với bà để có thể có gì đó tốt hơn.
Không nỗ lực hết sức thì sức mạnh nào giúp được?
Tự hỏi và tự trả lời như vậy, nhưng tôi nghĩ nếu bạn cầu mong thần thánh giúp đỡ mà bản thân không nỗ lực hết sức thì không sức mạnh nào có thể giúp mình. Ngoài ra, nếu đã đầy đủ hơn những người khác, tại sao người ta vẫn cầu xin thêm tiền bạc hay may mắn, trong khi bản thân đã có thể chia sẻ may mắn và sự đầy đủ của mình với người khác?
Tôi nghĩ mọi người cần cân nhắc khi tham gia lễ hội. Vì thực tế cho thấy đoàn người đi đâu là tắc đường đến đó. Cảnh sát giao thông cũng chỉ biết can thiệp bằng cách thông báo cho những người tham gia giao thông rằng phía trước có đoàn rước bà và mọi người cần đi lối khác.
Là một người cố gắng sống thân thiện với môi trường, tôi thấy khi tham gia đoàn hành hương lớn như vậy, người ta thường dùng đồ ăn chế biến sẵn với bao gói, hộp đựng bằng túi nilông, rất không tốt cho môi trường. Việc đốt nhang, đốt vàng mã tại các lễ hội còn gây ô nhiễm không khí.
Tôi nghĩ việc có đức tin không có gì là xấu, thậm chí là nét đẹp văn hoá, nhưng theo thời gian có thể những tín ngưỡng địa phương đã phần nào bị biến dạng và hơi quá mức.
Trên mạng xã hội ở Đài Loan, người ta thường kể những câu chuyện không ai kiểm chứng được như tôi đã xin bà điều này điều kia và bà đã hiển linh; hoặc khuyên đi theo kiệu bà là việc mỗi người nên làm một lần trong đời nên ngày vía bà vốn đã đông nay càng đông hơn.
Tâm lý của mọi người là “có kiêng có lành” và nếu việc tin tưởng vị thần nào đó đem lại điều tốt lành cho mình thì tại sao lại không tin. Chính tâm lý này mà lễ hội lúc nào cũng quá tải.
Riêng mình, điều duy nhất tôi cầu với đấng bề trên là sức khỏe và hạnh phúc cho bản thân và những người xung quanh. Tôi không cầu mong tiền bạc, danh vọng vì tôi tin những điều đó phải do mình nỗ lực có được bằng sức lao động.
Anh Milind Deshmukh (người Ấn Độ):
Anh Milind Deshmukh – Ảnh: NVCC
Cuồng tín do thấy bất an hoặc tham lam
Những hành vi mà chúng ta có thể gọi là tâm linh hay ở mức độ thái quá là mê tín dị đoan xuất hiện khắp nơi ở Ấn Độ như là một phần trong đời sống hằng ngày và không thể tách rời của người Ấn Độ.
Nó xuất hiện ở những người khá giả lẫn những người khó khăn, những người được học hành đầy đủ lẫn những người không nhận được sự giáo dục căn bản. Nó cũng không có sự khác biệt về tuổi tác. Sự mê tín dường như là một điều không thể cưỡng lại ở Ấn Độ.
Theo tôi, mê tín dị đoan có thể bắt nguồn từ cảm giác thiếu an toàn của chúng ta trong xã hội hoặc sự tham lam của con người.
Những người giàu có ở Ấn Độ cúng cả ký vàng cho thần Balaji. Những người không giàu lắm hoặc kể cả người nghèo cũng cúng vài đồng rupee cho các vị thần ở những ngôi chùa hay đền đài họ đến. Đây là một thói quen tâm lý của cả trăm triệu người, họ phải làm như thế dù không ai bắt.
Ấn Độ có rất nhiều lễ hội, mỗi lễ hội tôn vinh một hay nhiều vị thần. Trong những lễ hội này, người ta dâng đồ cúng, cầu nguyện, cầu được ban phước và cầu xin thần linh giúp đỡ giải quyết những vấn đề của cuộc sống thực. Vấn đề coi bói và những gì theo sau đó cũng không tránh khỏi.
Chị TERESA (người Đài Loan)