24/01/2025

Ngoại trưởng Mỹ: Cần tỉnh táo trước tín hiệu đàm phán của Triều Tiên

Bất chấp “những dấu hiệu tích cực khả quan” từ Triều Tiên, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson nhận định triển vọng đàm phán Mỹ – Triều Tiên vẫn còn xa.

 

Ngoại trưởng Mỹ: Cần tỉnh táo trước tín hiệu đàm phán của Triều Tiên

 

Bất chấp “những dấu hiệu tích cực khả quan” từ Triều Tiên, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson nhận định triển vọng đàm phán Mỹ – Triều Tiên vẫn còn xa.



Ngoại trưởng Mỹ: Cần tỉnh táo trước tín hiệu đàm phán của Triều Tiên - Ảnh 1.

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson – Ảnh: REUTERS

Tuyên bố được nhà lãnh đạo ngoại giao Mỹ đưa ra trong cuộc họp báo chung với Ngoại trưởng Ethiopia Workneh Gebeyehutại thủ đô Addis Ababa ngày 8-3. 

Theo ngoại trưởng Tillerson, Mỹ cần hết sức “tỉnh táo” và thực tế. Ông cho rằng bước đi đầu tiên là đối thoại, chứ không phải đàm phán và cần có “đối thoại nhiều hơn”. Ông Tillerson cũng cho biết ông không rõ liệu đã đủ các điều kiện để tiến hành đàm phán về chương trình hạt nhân của Triều Tiên hay chưa. 

Trước đó, ngoại trưởng Mỹ cho biết Mỹ và Hàn Quốc đang tích cực tham vấn trong vấn đề Triều Tiên.

Hãng tin Reuters ngày 9-3 dẫn các nguồn thạo tin cho biết hai quan chức cấp cao của Hàn Quốc gồm Cố vấn an ninh quốc gia Chung Eui Yong và Giám đốc cơ quan tình báo quốc gia Suh Hoon đã tới thủ đô Washington (Mỹ) ngày 8-3. 

 

Nhiệm vụ của hai ông này là trình bày quan điểm của Triều Tiên về các cuộc đối thoại trong tương lai giữa Bình Nhưỡng và Washington, cũng như thăm dò phản ứng của Mỹ trước chuyện Triều Tiên tuyên bố sẽ ngừng thử hạt nhân nếu an ninh quốc gia được đảm bảo.

Theo lời của một quan chức Hàn Quốc, ông Suh và ông Chung có thể sẽ gặp Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ H. R. McMaster hoặc Phó tổng thống Mỹ Mike Pence, thậm chí có thể là Tổng thống Mỹ Donald Trump để “báo cáo tình hình”.

Nói với các phóng viên tại Nhà Trắng sau khi đặt bút ký biểu thuế mới với nhôm và thép nhập khẩu ngày 9-3, tổng thống Trump tiết lộ “Hàn Quốc sắp sửa có tuyên bố quan trọng trong một vài tiếng nữa” và không cho biết thêm.

Trong diễn biến liên quan, các nguồn tin ngoại giao ngày 8-3 cho biết Nhật Bản, Mỹ và Hàn Quốc đang lên kế hoạch tổ chức một cuộc họp cấp ngoại trưởng tại Washington dự kiến vào ngày 16-3 nhằm thảo luận về những thỏa thuận gần đây giữa 2 miền Triều Tiên. 

Theo đó, đối với Mỹ và Nhật Bản, cuộc họp cấp ngoại trưởng nói trên nhằm mục đích cảnh báo Hàn Quốc về những đề nghị của Bình Nhưỡng đối với chính quyền Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In. Washington và Tokyo lo ngại việc Seoul chìa tay quá sớm với Bình Nhưỡng có thể làm giảm hiệu quả của các biện pháp trừng phạt đang được áp đặt đối với Triều Tiên. 

Cũng theo nguồn tin này, ngoại trưởng Tillerson cùng người đồng cấp Nhật Bản Taro Kono và Hàn Quốc Kang Kyung Wha dự kiến sẽ thể hiện sự nhất trí trong việc duy trì sức ép với Bình Nhưỡng, đồng thời tiếp tục kêu gọi tiến tới phi hạt nhân hoá bán đảo Triều Tiên. Một đối sách  thống nhất đối với Triều Tiên sẽ được đưa ra sau cuộc họp nói trên, nguồn tin từ chính phủ Mỹ tiết lộ.

Tổng thống Hàn Quốc nói gì sau cuộc gặp lịch sử với Triều Tiên?Tổng thống Hàn Quốc nói gì sau cuộc gặp lịch sử với Triều Tiên?

TTO – Tổng thống Donald Trump tỏ ra lạc quan về việc Triều Tiên sẵn sàng đối thoại về phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên. Nhưng người đồng cấp ở Hàn Quốc của ông vẫn cho rằng “còn quá sớm để lạc quan”

 

Hôm 7-3, phát biểu trong cuộc họp với lãnh đạo các đảng lớn ở Hàn Quốc, tổng thống Moon đã tỏ ra thận trọng trước các tín hiệu từ miền bắc.

“Vẫn còn quá sớm để hi vọng quá nhiều bởi mọi thứ chỉ mới bắt đầu”, ông Moon thẳng thắn.

Sự dè dặt của ông Moon là có cơ sở bởi mọi diễn biến trên bán đảo Triều Tiên đang chuyển biến quá nhanh. Ai mà ngờ được chưa tới 3 tháng, Triều Tiên tuyên bố sẵn sàng từ bỏ chương trình hạt nhân – điều mà quốc gia này khẳng định trước đây rằng sống chết vẫn đi theo, và đồng ý tổ chức hội nghị thượng đỉnh liên Triều?

Một số ý kiến bi quan hơn cho rằng giai đoạn hòa dịu trên bán đảo Triều Tiên sẽ không kéo dài bao lâu. Họ thậm chí còn tin rằng kịch bản các năm 1994, 2007 và 2008 sẽ lặp lại một lần nữa. Triều Tiên khi ấy đã đồng ý từ bỏ chương trình hạt nhân, đóng các lò phản ứng để đổi lại viện trợ quốc tế, bao gồm cả Mỹ.

Nhận định trên, đáng lo hơn, lại có cơ sở vững chắc hơn, khi nhìn vào các lệnh trừng phạt cứng rắn nhắm vào Triều Tiên do Mỹ thúc đẩy trong năm qua. 

BẢO DUY