29/11/2024

TP.HCM mời doanh nghiệp Nhật giúp chỉnh trang đô thị

Nhiều dự án được TP.HCM giới thiệu tại hội thảo mời gọi các doanh nghiệp Nhật Bản tham gia các dự án chỉnh trang, phát triển đô thị và các dự án kinh doanh bất động sản, do Hiệp hội Bất động sản TP.HCM tổ chức tại TP.HCM ngày 3.3.

 

TP.HCM mời doanh nghiệp Nhật giúp chỉnh trang đô thị

Nhiều dự án được TP.HCM giới thiệu tại hội thảo mời gọi các doanh nghiệp Nhật Bản tham gia các dự án chỉnh trang, phát triển đô thị và các dự án kinh doanh bất động sản, do Hiệp hội Bất động sản TP.HCM tổ chức tại TP.HCM ngày 3.3.




 

Các hộ dân sống trên và ven bờ nam kênh Đôi (Q.8, TP.HCM) sẽ được di dời và tái định cư /// Ảnh: Ngọc Dương

Các hộ dân sống trên và ven bờ nam kênh Đôi (Q.8, TP.HCM) sẽ được di dời và tái định cư ẢNH: NGỌC DƯƠNG

 
Ông Lê Trần Kiên, Phó giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM, đã giới thiệu đến các nhà đầu tư Nhật Bản 6 dự án chỉnh trang đô thị, kinh phí dự kiến hơn 19.000 tỉ đồng; cải tạo 17 chung cư cũ xuống cấp. Đồng thời kêu gọi đầu tư xây dựng mới cụm chung cư Ngô Gia Tự và toàn khu C30 (Q.10) rộng vài chục héc ta theo hình thức hợp tác công – tư (PPP).
 
TP cho áp dụng cơ chế mở rộng biên chỉnh trang, mở rộng phạm vi thu hồi đất trong vùng phụ cận để tạo quỹ đất thanh toán cho nhà đầu tư thực hiện dự án theo hình thức BT. Nhà đầu tư được khai thác quỹ đất dọc tuyến kênh rạch hoặc đổi quỹ đất ở nơi khác để kinh doanh thu hồi vốn theo hợp đồng BT.
 
Trong đó di dời và tái định cư cho các hộ dân sống trên và ven bờ nam kênh Đôi (Q.8) dài 13 km, với hơn 5.000 hộ bị ảnh hưởng; dự án cải tạo môi trường, xây dựng hạ tầng rạch Xuyên Tâm (Q.Bình Thạnh và Gò Vấp) dài khoảng 6,2 km, tổng số nhà bị ảnh hưởng hơn 1.600 căn; dự án chỉnh trang rạch Cầu Dừa (Q.4) với 160 căn nhà bị giải toả; dự án cải tạo cảnh quan hồ Song Tân (Q.7) dài khoảng 1,2 km, số hộ bị ảnh hưởng 432 căn; và dự án chỉnh trang rạch Bần Đôn (Q.7) dài 3 km, 576 căn nhà bị ảnh hưởng.
 

Đại diện một doanh nghiệp (DN) Nhật Bản cho biết các vấn đề hiện nay của TP.HCM giống Nhật Bản cách đây 50 năm trước. Chính phủ Nhật đã tập trung đầu tư phát triển hạ tầng để giãn dân từ các TP lớn ra ngoại ô. Khi hạ tầng được đầu tư, sẽ kéo theo các nguồn vốn đổ về khu vực đó hình thành các khu dân cư sầm uất, một bộ phận dân cư sẽ di dời ra ngoại thành; từ đó các vấn đề kẹt xe, ngập nước cũng được giải quyết. Thị trường bất động sản, hạ tầng của VN nói chung và TP.HCM nói riêng đang hấp dẫn các DN Nhật Bản. Điều này minh chứng bằng việc nguồn vốn đầu tư của Nhật vào VN thời gian gần đây tăng mạnh, trở thành nhà đầu tư lớn nhất.

 
Theo ông Shinichi Sakaki, Phó cục trưởng Cục Đô thị, Bộ Đất đai, Giao thông, Du lịch Nhật Bản, Chính phủ Nhật Bản đang có chính sách hỗ trợ các DN bất động sản xúc tiến đầu tư ra nước ngoài.
 
“Nhật Bản 40 – 50 năm trước dân số tập trung ở các TP lớn nên gây ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông, ngập nước…; khi đó Chính phủ Nhật Bản giải quyết từng vấn đề một. Quá trình đó Nhật Bản có nhiều thành công và thất bại mới được như hôm nay. Những kinh nghiệm thành công đó hi vọng sẽ được áp dụng tại TP.HCM. Nhật Bản hợp tác không chỉ ở đầu tư mà còn quản lý, đào tạo nguồn nhân lực để góp phần thúc đẩy sự phát triển ở TP.HCM”, vị này cho hay.
 
Đề xuất xây TP mới 20.000 ha tại Củ Chi
Theo đại diện Tập đoàn Tuần Châu, tập đoàn này đang đề xuất làm dự án đại lộ ven sông Sài Gòn từ trung tâm TP đến Củ Chi dài khoảng 64 km và không cần giải toả nhà dân. Nếu triển khai thành công sẽ khai thác được khoảng 20.000 ha đất ở Củ Chi, đủ làm một TP mới để giãn dân về đây. “Nếu làm con đường này sẽ dễ dàng xã hội hoá bằng hình thức đổi đất lấy hạ tầng. Ngoài ra còn có thể huy động được nguồn lực từ các nhà đầu tư Nhật Bản”, vị này cho biết.

ĐÌNH SƠN