24/01/2025

Không để thủ tục, điều kiện kinh doanh bị ‘cài cắm’

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho rằng trên thực tế vẫn còn nhiều điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính phiền hà bị ‘cài cắm’ vào câu chữ, núp dưới các công văn, quy chuẩn… là sai thẩm quyền và làm khó doanh nghiệp.

 

Không để thủ tục, điều kiện kinh doanh bị ‘cài cắm’

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho rằng trên thực tế vẫn còn nhiều điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính phiền hà bị ‘cài cắm’ vào câu chữ, núp dưới các công văn, quy chuẩn… là sai thẩm quyền và làm khó doanh nghiệp. 


 
Hàng hóa xuất nhập khẩu tại cảng Cát Lái
 /// Ảnh: Ngọc Thắng

Hàng hoá xuất nhập khẩu tại cảng Cát Lái ẢNH: NGỌC THẮNG

 

 
 
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết ngay sau buổi kiểm tra sẽ có báo cáo Thủ tướng Chính phủ, trước hết phải xử lý được vấn đề kiểm tra chồng chéo giữa các bộ. Tổ công tác đề nghị sau buổi kiểm tra, các bộ xây dựng phương án chính thức, rõ ràng cho từng vấn đề, từ ngày 15.3, tổ công tác sẽ làm việc với từng bộ để cụ thể hóa lộ trình, mục tiêu làm sao “ra con số cụ thể”.
 

Ngày 28.2, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng, đã chủ trì buổi làm việc với hơn 10 bộ ngành về cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành hàng hóa xuất nhập khẩu, việc cắt giảm các điều kiện kinh doanh nói chung, đồng thời kết hợp thực hiện một số nhiệm vụ được Thủ tướng giao.

Đừng để cỗ xe vừa chuyển động bị dừng lại
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn, trong trường hợp hết năm 2018 hoàn thành được việc cắt giảm 50% thủ tục, danh mục các lô hàng phải kiểm tra chuyên ngành xuất nhập khẩu thì tỷ lệ hàng phải kiểm tra vẫn còn ở mức cao, 16%, so với tỷ lệ trung bình của thế giới là 7%. Trong khi đó, các tiêu chuẩn đối với hàng hoá trong danh mục kiểm tra vẫn chưa có là một điều bất hợp lý.
 
Tương tự, ông Nguyễn Trọng Thừa, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, đặt vấn đề có nên tiếp tục duy trì tỷ lệ kiểm tra cao như thế khi mà xác suất phát hiện lỗi quá nhỏ, ví dụ đối với ô tô các nước công nghiệp phát triển G7 thì hầu như không phát hiện lỗi, cũng một phần do VN chưa đặt ra được tiêu chuẩn kỹ thuật. Do đó, theo ông, với một số mặt hàng từ khối này, việc kiểm tra để cấp giấy chứng nhận kỹ thuật có thể là hình thức.
 

Báo cáo của tổ công tác cho thấy các điều kiện kinh doanh vẫn được quy định tại 237 văn bản quy phạm pháp luật, với 3.571 điều kiện cho 243 ngành nghề thuộc phạm vi quản lý của 13 bộ. Trong đó, nhiều nhất là Bộ Công thương với 1.215 điều kiện, dù đã cắt giảm tới 675 điều kiện. Tiếp đó là Bộ Y tế (853 điều kiện), Bộ GTVT (498), Bộ NN-PTNT (345)… Tại buổi kiểm tra, đại diện các bộ, cơ quan đã trình bày các phương án, kế hoạch cắt giảm danh mục hàng h phải kiểm tra chuyên ngành, đơn giản hoá thủ tục kiểm tra và cắt giảm điều kiện kinh doanh. Chẳng hạn, Bộ GTVT cho biết sắp tới sẽ cắt giảm 282 điều kiện kinh doanh tại 20 nghị định khác nhau.

 
Theo TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế VN, đà cải cách đang rất tốt, tạo niềm tin rất cao cho doanh nghiệp (DN), nhất là danh mục hàng hoá phải kiểm tra hay điều kiện kinh doanh, song đề xuất cắt giảm thủ tục hành chính vẫn còn rất ít. “Cỗ xe đã chuyển động rồi mà nay dừng lại là rất nguy hiểm”, ông Thiên lo ngại. Tương tự, TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế T.Ư, cho rằng cùng với chỉ đạo quyết liệt từ Chính phủ thì các bộ “đã bắt đầu tự cải cách”.
 
“Tuy nhiên, kết quả đạt được chưa đều, có bộ làm nhanh, làm tốt, có kết quả. Nhưng các cơ quan còn lại vẫn đang dừng ở mức có phương án, thậm chí mới có ý tưởng chứ chưa có phương án. Trong khi nhìn bộ Công thương hay Y tế đã làm thì từ khi có phương án đến khi ra được nghị định mất đến cả 4 – 5 tháng, nên Chính phủ cần đặt ra một lộ trình thời gian cụ thể để việc thực thi được rõ”, ông Cung nêu ý kiến.
 
Vẫn còn điều kiện, thủ tục bị lẩn khuất, “cài cắm”

Kết luận buổi kiểm tra, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng ghi nhận những chuyển động vừa qua của các bộ đã được các DN đánh giá cao. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh việc cải cách cần đi vào chiều sâu hơn nữa để thu hút đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng. “Điều kiện kinh doanh phải nằm ở cấp nghị định, nhưng trên thực tế nhiều khi lại núp dưới các công văn, như vậy là sai thẩm quyền, không đúng quy định mà DN vẫn phải làm. Tương tự là việc “cài cắm” câu chữ ở các quy chuẩn, tiêu chuẩn. Ví dụ, nhập khẩu xe hơi nguyên chiếc song lại phải có giấy chứng nhận kiểu loại linh kiện của lốp, gương chiếu hậu, đèn chiếu sáng phía trước… đây thực ra là điều kiện kinh doanh lẩn khuất”, ông Dũng phân tích.

 
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết Văn phòng Chính phủ sẽ cùng với các bộ bàn bạc nếu còn sự khác nhau về quan điểm để đến 30.6 tới ban hành được nhiều nhất các văn bản quy phạm pháp luật, qua đó cắt giảm các thủ tục, điều kiện. “Tổ công tác cũng sẽ mời các DN, hiệp hội ngành hàng ngồi lại, cùng rà soát lại một lần nữa trước khi các văn bản được ban hành để họ phản biện. Thực tế đi kiểm tra cùng nếu thấy bất hợp lý là họ phản biện ngay nên các bộ đừng cài cắm”, ông Dũng nói.