‘Thành phố nổi’ USS Carl Vinson
Sự hiện diện của tàu sân bay USS Carl Vinson ở Biển Đông trong nhiều ngày qua thể hiện quyết tâm của Mỹ trong nỗ lực duy trì hoạt động tự do hàng hải tại khu vực.
‘Thành phố nổi’ USS Carl Vinson
Sự hiện diện của tàu sân bay USS Carl Vinson ở Biển Đông trong nhiều ngày qua thể hiện quyết tâm của Mỹ trong nỗ lực duy trì hoạt động tự do hàng hải tại khu vực.Các chiến đấu cơ trên boong tàu USS Carl Vinson hôm 23.2 HẢI QUÂN MỸ
Siêu tàu sân bay lớp Nimitz USS Carl Vinson là soái hạm của nhóm tác chiến tàu sân bay thuộc Hạm đội 3 hải quân Mỹ. Khi được triển khai, tàu USS Carl Vinson luôn được bảo vệ bởi vành đai các khu trục hạm và tuần dương hạm. Tuy đang hoạt động trong vùng trách nhiệm của Hạm đội 7 nhưng nhóm tàu tác chiến Carl Vinson vẫn thuộc quyền chỉ huy của Hạm đội 3, theo chính sách của hải quân Mỹ nhằm phát huy sự phối hợp của hai hạm đội này ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Vận chuyển tên lửa trên tàu
|
Bên cạnh khu vực dành cho máy bay trải rộng trên diện tích 18.200 m2, nhà chứa máy bay, hàng không mẫu hạm còn được trang bị hỏa lực đáng nể, bao gồm các tên lửa Sea Sparrow, hệ thống đánh chặn tầm gần Phalanx CIWS và tên lửa đánh chặn tầm ngắn dẫn đường bằng tia hồng ngoại RIM-116.
Kể từ trước tết âm lịch, tàu sân bay USS Carl Vinson đã đi vào Biển Đông, triển khai các hoạt động tập trận và có chuyến thăm cảng Manila của Philippines. Hạm trưởng Verissimo nhấn mạnh sự có mặt của hàng không mẫu hạm tại một trong những khu vực điểm nóng của thế giới cho thấy quyết tâm của Mỹ tại đây và mang đến lợi thế hành động cho lãnh đạo Lầu Năm Góc. “Khi họ đưa tàu sân bay đến một điểm nào đó, hành động này giúp thể hiện sự quan tâm của Mỹ tại khu vực”, Hạm trưởng Verissimo nói.
Tàu USS Carl Vinson được đặt theo tên nghị sĩ Mỹ Carl Vinson (1883 – 1981) vì những đóng góp vô cùng to lớn của ông đối với hải quân nước này. Ông được xem là cha đẻ của đạo luật Hải quân hai đại dương năm 1940 (đạo luật Vinson – Walsh), theo đó tăng cường quy mô của hải quân Mỹ thêm 70% bằng cách đóng mới nhiều chiến hạm, trong đó có tàu sân bay. Kể từ khi được đưa vào hoạt động từ năm 1982, tàu sân bay hạt nhân lớp Nimitz thứ 3 này liên tục tham gia các sứ mệnh tại Tây Thái Bình Dương, bao gồm vùng biển xung quanh bán đảo Triều Tiên, Biển Đông và Ấn Độ Dương. Vào tháng 10.2001, USS Carl Vinson đã tiến hành đợt không kích đầu tiên vào lãnh thổ Afghanistan, khơi mào chiến dịch Tự do bền vững của Mỹ nhằm đáp trả vụ khủng bố 11.9.2001. Đến tháng 1.2003, con tàu tiếp tục góp mặt vào cuộc chiến ở Iraq. USS Carl Vinson cũng chính là tàu sân bay đã tiến hành thủy táng thủ lĩnh al-Qaeda Osama bin Laden vào tháng 5.2011 trên biển Ả Rập sau ông ta bị đặc nhiệm hải quân Mỹ tiêu diệt tại Pakistan ngày 1.5.2011.
|