27/01/2025

Sẻ chia và thay đổi không cần đợi trưởng thành

Không cần giàu ta mới có thể cho, không cần lớn mới có thể giúp ích – đó là câu chuyện của các bạn trẻ được giới thiệu trong các chương trình của đài CNN (Mỹ).

 

Sẻ chia và thay đổi không cần đợi trưởng thành

Không cần giàu ta mới có thể cho, không cần lớn mới có thể giúp ích – đó là câu chuyện của các bạn trẻ được giới thiệu trong các chương trình của đài CNN (Mỹ).
 

 
 
Sẻ chia và thay đổi không cần đợi trưởng thành - Ảnh 1.

Em Campbell Remess – Ảnh: Exeminer

Campbell Remess

Năm lên 9, có lần bé Campbell Remess, sống trên đảo Tasmania của Úc, hỏi cha mẹ liệu em có thể mua quà Giáng sinh cho các em nhỏ đang trị bệnh trong bệnh viện gần nhà không. Nghe em hỏi, là người có tới chín đứa con nên lẽ dĩ nhiên mẹ em đã bảo việc này tốn kém lắm. Nhưng Campbell không nản lòng. Em vắt óc tự nghĩ ra cách thực hiện kế hoạch.

Em thành lập tổ chức Project 365 by Campbell, dùng chiếc máy khâu của mẹ để làm ra những chú gấu bông dễ thương tặng các em nhỏ bị bệnh trong viện và trên toàn thế giới. Tới nay ở tuổi 13, Campbell đã tự tay làm được 1.200-1.400 con gấu bông như thế.

Năm nay, em bắt đầu bán đấu giá một số gấu bông của mình và dùng số tiền thu được để hỗ trợ các em nhỏ đang phải chiến đấu với bệnh ung thư. 

 

“Em nghĩ điều kỳ diệu ở những con gấu này là hi vọng. Đó chính là niềm hi vọng mà những chú gấu đó mang lại cho mọi người” – Campbell nói.

Sẻ chia và thay đổi không cần đợi trưởng thành - Ảnh 2.

Em Sidney Keys III – Ảnh: CNN

Sidney Keys III

Sidney Keys III sống ở vùng Hazelwood, Missouri, là bé trai 11 tuổi đặc biệt mê sách. Là người Mỹ gốc Phi, em thấy rất khó tìm được những cuốn sách chia sẻ được tâm tư, cảm nghĩ gần gũi với cộng đồng mình.

Để chia sẻ niềm vui đọc sách với bạn bè đồng lứa, Sidney đã thành lập câu lạc bộ có tên Books n Bros chuyên dành cho các bé trai trong độ tuổi 8-12, với những cuốn sách có nội dung đề cập văn chương và văn hóa của người Mỹ gốc Phi.

Tới nay, nhóm của em có hơn 50 người và tháng nào các em cũng gặp nhau để cùng thảo luận về một cuốn sách yêu thích và học hỏi thêm những điều thú vị khác từ các cố vấn lớn tuổi. Không chỉ câu lạc bộ sách, Sidney còn có sáng kiến “Adopt A Bro” để vận động các nguồn hỗ trợ tài chính giúp các bạn có hoàn cảnh khó khăn.

“Em thực sự cảm thấy mình đang tạo ra một ảnh hưởng tích cực với cộng đồng – Sidney nói – Vì tất cả các bạn em đều thấy vui khi tới câu lạc bộ sách. Em thấy nụ cười rạng rỡ trên gương mặt các bạn”.

Sẻ chia và thay đổi không cần đợi trưởng thành - Ảnh 3.

Em Haile Thomas – Ảnh: CNN

Haile Thomas

Việc cha của Thomas bị chẩn đoán tiểu đường năm em 8 tuổi đã làm thay đổi cuộc sống của ông và cả em. Trong khi cùng gia đình giúp cha có một chế độ ăn kiêng phù hợp để ngăn biến chứng, Thomas cũng học được nhiều kiến thức bổ ích về dinh dưỡng, sức khỏe và dịch béo phì ở trẻ em.

Thực tế thôi thúc Thomas thành lập tổ chức có tên gọi là HAPPY (viết tắt của những chữ cái đầu gồm: H: Healthy – sức khoẻ, A: Active – chủ động, P: Positive – tích cực, P: Purposeful – có mục đích và Y: Youth – tươi trẻ). 

Nhóm của Thomas chuyên cung cấp các bài dạy nấu ăn và giáo dục dinh dưỡng thông qua các lớp học, những đợt tổ chức trại dành cho các em nhỏ trong độ tuổi 6-13 ở những khu vực mà vấn đề này chưa được chú trọng.

Thomas năm nay 16 tuổi, đang sống tại New Windsor, New York. Em là một trong những chuyên gia huấn luyện dinh dưỡng và sức khỏe được cấp bằng trẻ tuổi nhất tại Mỹ.

Sẻ chia và thay đổi không cần đợi trưởng thành - Ảnh 4.

Em Ryan Hickman – Ảnh: Community Table

Ryan Hickman

Chú bé sống ở vùng San Juan Capistrano, bang California này khiến nhiều người bất ngờ bởi nhận thức sớm già dặn của em từ thuở lên 3. Lần đó, cha Ryan đưa em theo khi mang rác thải tới trung tâm tái chế ở địa phương. Thấy cha đổi những vỏ lon và chai phế liệu lấy tiền để không phải vứt rác ra biển khiến Ryan đặc biệt chú ý.

Sau này nhờ gia đình, bạn bè và cả cộng đồng xung quanh giúp đỡ, ở tuổi lên 8, Ryan thành lập Công ty Ryan’s Recycling có thể tái chế được 275.000 vỏ lon và chai phế liệu. Công ty của em đã giúp làm sạch các khu vực bờ biển, đồng thời lan tỏa đi thông điệp bảo vệ hành tinh của mình.

“Việc tái chế giúp ích cho Trái đất, loài người, muông thú và các sinh vật sống khác – Ryan nói – Rất dễ để tái chế. Bạn chỉ cần nhặt lấy một cái lọ, quẳng vào đúng thùng rác quy định. Vậy thôi!”.

 

TTO – Khi mới 3 tuổi, Ryan theo cha đến trung tâm tái chế rePlanet ở California (Mỹ) để bán vỏ lon và chai nhựa. Cậu quyết định rằng tái chế sẽ là tương lai của mình.

D.KIM THOA