24/01/2025

Xác định chỉ tiêu mới sẽ làm giảm chất lượng đào tạo?

Quy định xác định chỉ tiêu tuyển sinh mới áp dụng cho các trường đại học gây ra nhiều ý kiến tranh luận, đặc biệt việc tính cả giảng viên thỉnh giảng và ưu tiên cho các trường được kiểm định.

 

Xác định chỉ tiêu mới sẽ làm giảm chất lượng đào tạo?

Quy định xác định chỉ tiêu tuyển sinh mới áp dụng cho các trường đại học gây ra nhiều ý kiến tranh luận, đặc biệt việc tính cả giảng viên thỉnh giảng và ưu tiên cho các trường được kiểm định.



 

Theo quy định mới, các trường sẽ được tự chủ hơn trong việc xác định chỉ tiêu đào tạo /// Ảnh: Đào Ngọc Thạch

 

Theo quy định mới, các trường sẽ được tự chủ hơn trong việc xác định chỉ tiêu đào tạo ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH

 
Có luồng ý kiến cho rằng Bộ GD-ĐT đã “rộng cửa” cho các trường tăng quy mô đào tạo và tạo kẽ hở để các trường lách, từ đó có nguy cơ giảm sút chất lượng. Trong khi đó, ý kiến khác cho quy định mới phù hợp với thực tiễn.
 
5% giảng viên thỉnh giảng là chưa nhiều
Dự thảo thông tư quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ TC, CĐ các ngành đào tạo giáo viên và trình độ ĐH, thạc sĩ, tiến sĩ vừa công bố cho phép các trường được tính cả giảng viên (GV) thỉnh giảng thay vì chỉ tính GV cơ hữu như trước đây. Tuy nhiên, GV thỉnh giảng sau khi quy đổi chỉ được sử dụng với tỷ lệ giới hạn tuỳ theo khối ngành. Trong đó, khối ngành đào tạo giáo viên không sử dụng GV thỉnh giảng. Khối ngành nghệ thuật, GV thỉnh giảng được tính tối đa bằng 30% tổng GV cơ hữu quy đổi. Các ngành còn lại, tỷ lệ này tối đa là 5%.
 
Thay đổi này đã nhận được nhiều phản hồi khác nhau từ phía các trường. Tiến sĩ Lê Chí Thông, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, cho rằng điểm mới này có thể chấp nhận được vì tỷ lệ 5% không nhiều.
 
“Hầu như trường nào cũng có GV thỉnh giảng. Chẳng hạn lực lượng này ở Trường ĐH Bách khoa là những GV đã về hưu có nhiều kinh nghiệm, đại diện doanh nghiệp, chuyên gia bên ngoài có kinh nghiệm thực tế… Vì vậy điều chỉnh này đáp ứng đúng thực tế”, tiến sĩ Thông nói.
 
Tuy nhiên, theo ông Thông, cần có cách quản lý chặt hơn chất lượng GV thỉnh giảng vì những người này có thể cùng lúc thỉnh giảng cho nhiều trường.
 
PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, cho biết rất tâm đắc về việc cho phép trường tự chủ xác định chỉ tiêu với ngành được kiểm định chất lượng, ngành đặc thù và tính cả GV thỉnh giảng. Theo ông Dũng, không chỉ giới hạn số lượng mà hệ số quy đổi của một GV thỉnh giảng cũng thấp hơn nhiều so với GV cơ hữu nên không ảnh hưởng nhiều với tiêu chí đảm bảo chất lượng.
 
Thạc sĩ Nguyễn Hứa Duy Khang, Phó trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Cần Thơ, cũng nói quy định này chủ yếu sẽ tác động đến các trường ngoài công lập. Còn với các trường công lập gần như không ảnh hưởng nhiều vì trung bình lực lượng này chỉ chiếm 1 – 2% tổng số GV.
 
Dễ “lách” để có số liệu ?
 
 
Xác định chỉ tiêu mới sẽ làm giảm chất lượng đào tạo? - ảnh 2
Thực tế GV trình độ cao đang rất thiếu ở các trường ĐH, một người có thể tham gia thỉnh giảng ở nhiều trường khác nhau

 
 
Cán bộ tuyển sinh một trường ĐH tại TP.HCM

 

Trong khi đó, một số ý kiến tỏ ý lo ngại quy định này sẽ dẫn tới tình trạng khó kiểm soát chất lượng GV thỉnh giảng dẫn đến việc tăng chỉ tiêu nhưng không đảm bảo chất lượng. Từ đó không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo mà còn tác động xấu đến thị trường lao động vốn đang có nhiều vấn đề như hiện nay.

Cán bộ tuyển sinh một trường ĐH tại TP.HCM nói: “Khi vận dụng thực tế, quy định này có thể dẫn đến trường hợp dễ dàng “lách” để có số liệu báo cáo, đặc biệt là người có trình độ tiến sĩ trở lên. Thực tế GV trình độ cao đang rất thiếu ở các trường ĐH, một người có thể tham gia thỉnh giảng ở nhiều trường khác nhau”.
 
Từ đó cán bộ này cho rằng, cần xem xét lại việc tính cả GV thỉnh giảng khi xác định chỉ tiêu, vì những trường có quy mô đào tạo lớn dù tỷ lệ quy định 5% thì vẫn lên tới 200 – 300 người.
Tương tự, tiến sĩ Trần Mạnh Thành, Phó hiệu trưởng Trường CĐ Bách Việt, cũng cho rằng nếu quy định hiện hành (Thông tư 32/2015) rất chặt chẽ thì dự thảo thông tư mới khá thoáng. Trong một số trường hợp nếu muốn tuyển sinh bằng mọi cách thì sẽ khó đảm bảo chất lượng. Khi tăng chỉ tiêu mà số lượng người học không có sẽ dẫn đến đầu vào ĐH dễ hơn. Nếu không đảm bảo được chất lượng đào tạo sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực.
 
Thạc sĩ Phạm Thái Sơn, Phó giám đốc Trung tâm tuyển sinh và quan hệ doanh nghiệp Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, cho rằng thông tư mới “mở” cho các trường khi xét tới các điều kiện đảm bảo chất lượng nhưng “siết” hơn so với Thông tư 32 khi gắn với điều kiện về kiểm định chất lượng. “Các ngành đã kiểm định được tự chủ xác định chỉ tiêu nhưng không thể tăng vô tội vạ vì phải gắn với quá trình đảm bảo chất lượng. Giấy chứng nhận kiểm định chỉ có giá trị 5 năm, sau thời gian này nếu trường không đảm bảo sẽ không được công nhận lại”.
 
Tuy nhiên, cán bộ đào tạo một trường băn khoăn về việc cho phép ngành đạt kiểm định được tự chủ xác định chỉ tiêu. “Với bộ tiêu chí kiểm định chất lượng còn “cào bằng” như hiện nay thì vẫn có tình trạng một trường không đảm bảo đội ngũ GV được công nhận đạt chuẩn. Nếu cho phép một đơn vị như vậy tự do xác định chỉ tiêu có thể nảy sinh những bất cập”.
 
Một số trường sẽ điều chỉnh chỉ tiêu
 

Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM đã công bố chỉ tiêu dự kiến từng ngành nhưng dự kiến sẽ có điều chỉnh sau khi thông tư mới có hiệu lực. Trong đó sẽ tăng chỉ tiêu 8 ngành đã đạt chuẩn kiểm định AUN-QA (Mạng lưới các trường ĐH Đông Nam Á).
 
Tiến sĩ Nguyễn Quốc Anh, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, cho biết ngay khi thông tư có hiệu lực, trường sẽ tính lại chỉ tiêu theo các tiêu chí mới.