28/11/2024

Lập trình game cho trò học toán, hoá, sử…

Không chỉ giúp học trò học và ôn kiến thức toán, hoá, sử, game này còn giúp các em tiếp cận với hình thức thi trắc nghiệm kỳ thi THPT quốc gia.

 

Lập trình game cho trò học toán, hoá, sử…

Không chỉ giúp học trò học và ôn kiến thức toán, hoá, sử, game này còn giúp các em tiếp cận với hình thức thi trắc nghiệm kỳ thi THPT quốc gia.

 

Lập trình game cho trò học toán, hóa, sử... - Ảnh 1.

Học trò giới thiệu dự án cho khách nước ngoài đến tham quan triển lãm – Ảnh: PHƯƠNG NGUYỄN

Với tiêu chí giúp học trò thoải mái trong việc tiếp cận và ghi nhớ kiến thức, thầy Lê Chân Đức (Trường Trung học Thực hành ĐH Sư phạm TP.HCM) đã thiết kế và lập trình game mang tên “Đấu trường huyền thoại” với đồ họa, giao diện đẹp mắt cùng cách thức chơi đơn giản, dễ hiểu.

Đây là một trong số 168 sản phẩm vào chung kết cuộc thi “Giáo viên sáng tạo trên nền tảng công nghệ thông tin cấp thành phố năm học 2017-2018″ vào ngày 21-1, tại Trường ĐH RMIT.

Nhập game, người chơi sẽ chọn khối kiến thức mà mình muốn thực nghiệm, như toán, lý, hoá, sử, địa… Các kiến thức này sẽ được chia theo lớp. Mỗi thử thách là một câu hỏi với 4 đáp án: A-B-C-D.

Cấu trúc game bao gồm: đánh đôi trực tuyến (người chơi có thể so tài kiến thức của mình với bạn chơi khác); đánh với máy (tự kiểm tra kiến thức của bản thân); tham gia sự kiên nhận quà và tích lũy kinh nghiệm điểm thưởng để tăng level.

Với khối lượng kiến thức rộng và sâu đã được thầy Đức tham khảo, chắt lọc từ sách giáo khoa, đề thi trắc nghiệm của các bộ môn, đồng nghiệp và các nguồn trên mạng… trò chơi còn giúp học trò tiếp cận với hình thức thi trắc nghiệm của kỳ thi THPT QG của Bộ GD-ĐT đồng thời kích thích sự hứng thú của các em.

Trong tương lai, thầy Đức dự định sẽ cải tiến game, bổ sung mini game và nguồn tài liệu tham khảo cho học sinh, mở rộng kiến thức cho hầu hết các môn học và các cấp học…

Tương tự, thầy trò Trường THCS Tùng Thiện Vương (Q.8) đã thực hiện dự án “Học vật lý qua trò chơi”. Các em học sinh lớp 8 đã dựa vào những định luật, quy tắc vật lý để chế tạo các trò chơi như tên lửa nước, lon phát sáng nhiều màu sắc, mô hình các loại động vật dễ thương và nhiều màu sắc có thể đứng cân bằng trên mọi địa hình…

“Chúng em cùng nhau tự tìm hiểu các quy tắc chế tạo trò chơi. Trò này dựa theo định luật gì, hoặc trên quy tắc kia có thể làm được những gì. 

Ngoài ra, chúng em còn tổng hợp lại kiến thức và cách thức làm các trò chơi vào một cuốn cẩm nang hướng dẫn được viết bằng song ngữ để các bạn khác cũng có thể tự chế tạo trò chơi cho mình. 

Khi làm những trò chơi này, em thấy môn vật lý thú vị hơn hẳn, em có thể áp dụng nó vào rất nhiều thứ trong cuộc sống” – Huỳnh Thuận Duy, lớp 8/11 chia sẻ.