11/01/2025

Chọn ngành học đón đầu 4.0

Robot bắt đầu có mặt tại các doanh nghiệp VN, tham gia giảng dạy trong trường học, phẫu thuật tại bệnh viện… Rồi các công cụ, phần mềm học tiếng Anh trên mạng thông minh đến mức tự hoàn thiện để hỗ trợ người học, giúp họ không cần phải đến trung tâm.

 

Chọn ngành học đón đầu 4.0.

Robot bắt đầu có mặt tại các doanh nghiệp VN, tham gia giảng dạy trong trường học, phẫu thuật tại bệnh viện… Rồi các công cụ, phần mềm học tiếng Anh trên mạng thông minh đến mức tự hoàn thiện để hỗ trợ người học, giúp họ không cần phải đến trung tâm.




Cánh tay robot trị giá khoảng 10 tỉ đồng tại một công ty sẽ thay thế nhiều công nhân  /// Ảnh: Phương Yên

 

Cánh tay robot trị giá khoảng 10 tỉ đồng tại một công ty sẽ thay thế nhiều công nhânẢNH: PHƯƠNG YÊN.

Robot bắt đầu có mặt tại các doanh nghiệp VN, tham gia giảng dạy trong trường học, phẫu thuật tại bệnh viện… Rồi các công cụ, phần mềm học tiếng Anh trên mạng thông minh đến mức tự hoàn thiện để hỗ trợ người học, giúp họ không cần phải đến trung tâm.
Cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan rộng tại VN đã đặt ra vấn đề xu hướng nghề nghiệp ở những năm sắp tới sẽ như thế nào?
Máy móc dần thay thế con người
Nhiều năm nay, bảng dự báo nguồn nhân lực cuối năm của Trung tâm dự báo nguồn nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM luôn đưa ra nhu cầu tuyển dụng của các ngành nghề truyền thống. Nhưng trong tháng 12.2017, dự báo này có một số nhận định khác cho năm 2018. Nhu cầu nhân lực tập trung ở các lĩnh vực: phân tích dữ liệu (Big Data), bảo mật mạng, lập trình ứng dụng di động, lập trình game, lập trình thiết kế game 3D, lập trình thiết kế hiệu ứng hình ảnh và hoạt hình 3D. Sự phát triển mạnh mẽ thiết bị điện tử như máy tính cá nhân, điện thoại thông minh, máy tính bảng, thiết bị chơi game… kéo theo một xu hướng tuyển dụng trong năm 2018 là nhân lực trong chuyên ngành digital marketing – sự kết hợp giữa kiến thức thương mại điện tử, công nghệ thông tin và marketing…
Năm 2017 đã có sự xuất hiện của những robot thông minh trong các ngành nghề. Đó là những dây chuyền bằng robot, robot NAO hỗ trợ dạy tiếng Anh tại trường tiểu học, robot phục vụ tại quán cà phê ở Hà Nội và TP.HCM, robot tham gia phẫu thuật tại bệnh viện Chợ Rẫy, Bình Dân…
Xu hướng thay đổi này là không thể ngăn cản được. Tiến sĩ Trần Vinh Dự, Phó tổng giám đốc Ernst & Young VN, cho biết xu hướng này ở VN sẽ tiếp tục bùng nổ. Máy móc không cần ngày nghỉ, không cần bảo hiểm, không cần lương hưu… Việc muốn làm chủ công nghệ luôn là sự cám dỗ, khát vọng của con người nên dù cấm đoán đến mấy thì kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo vẫn luôn ập đến. Phần lớn công việc sẽ do máy móc làm là xu hướng không tránh khỏi.
Nghề nào lên ngôi, nghề nào bị ảnh hưởng ?
Khi cách mạng 4.0 bùng nổ, hàng loạt nghiên cứu, khảo sát, dự đoán về những nghề nghiệp chịu ảnh hưởng nhiều nhất, ít nhất đã được đưa ra. Các kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng một số ngành nghề thủ công hay gắn với tự động hóa sẽ chịu tác động mạnh nhất. Chẳng hạn như dệt may, lắp ráp điện tử, dịch vụ giản đơn, bán hàng, quản trị, văn phòng, giao thông vận tải… Ngành nghề ít chịu tác động và bị ảnh hưởng chậm hơn thường nằm trong nhóm những việc đòi hỏi khả năng sáng tạo cao và năng lực thích nghi nhạy bén. Đầu bếp, tiếp thị, truyền thông, thiết kế, điều dưỡng, an ninh mạng, phân tích dữ liệu… thuộc nhóm này.
Tháng 12.2016, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) có báo cáo “ASEAN trong quá trình chuyển đổi – Công nghệ đang thay đổi việc làm và doanh nghiệp như thế nào”, trong đó ước tính 86% số lao động trong ngành dệt may – da giày của VN có thể sẽ phải đối mặt với nguy cơ tự động hóa cao do những tiến bộ đạt được trong kỹ thuật công nghệ.
Bên cạnh đó, do đặc tính lặp đi lặp lại và mã h của công đoạn lắp ráp trong ngành điện – điện tử, một tỷ lệ lớn người lao động làm công ăn lương (khoảng 3/4) của ngành này cũng có nguy cơ cao bị tự động hoá trong những thập niên tới. Tuy nhiên, tự động hoá trong ngành điện – điện tử thường “lấy con người làm trung tâm” – tức đổi mới công nghệ hướng tới hỗ trợ công nhân hơn là thay thế họ.
Nhu cầu nhân lực thay đổi khác biệt
Ông Nguyễn Mạnh Dũng, Tổng giám đốc Công ty Namilux, khẳng định việc áp dụng robot vào sản xuất là xu thế không thể cưỡng lại. Mặc dù tự động thì cách gì cũng phải cần con người nhưng là con người theo một cách khác. Người làm không phụ trách ở từng khâu nữa mà phải bao quát hết cả nhà máy.
Ông Trần Anh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm dự báo nguồn nhân lực và thông tin thị trường lao động, cũng cho rằng qua nhiều năm khảo sát thị trường lao động, ông nhận thấy rằng từ năm sau cho đến vài năm tới, nhu cầu nhân lực bắt đầu thay đổi khác biệt. Mọi thứ sẽ xoay quanh công nghệ và trí tuệ nhân tạo. Ngành công nghệ thông tin tăng trưởng lớn nhất. Kèm theo đó, ngành cơ khí kết hợp công nghệ thông tin phát triển mạnh ở cơ khí robot, cơ điện tử, công nghệ sinh học, nano…
Ngành công nghệ thực phẩm tiếp tục phát triển chuyên sâu thêm ở lĩnh vực thực phẩm, nông học, công nghệ cao. Khối khoa học xã hội sẽ phát triển ngành tâm lý, xã hội học. Lý do là các ngành này robot chưa thay thế được, vẫn đòi hỏi kỹ năng, tư duy của con người. Ngay cả ngành sư phạm, xét về số lượng thì thừa giáo viên nhưng vẫn rất cần người thầy ứng dụng và tiếp cận được công nghệ mới.

“Nhu cầu về nhân lực chủ yếu nằm ở chỗ chuyển hóa mức độ kết hợp đan xen giữa ngành cũ và công nghệ, kỹ thuật. Vì vậy, người học cần chú ý một số vấn đề: đầu tiên là học tập nâng cao năng lực tư duy, sau đó là học một ngành nhưng có thể làm được nhiều ngành nghề. Cũng phải biết kết hợp nhiều kỹ năng giữa kinh doanh và công nghệ thông tin, kỹ thuật. Điều quan trọng là cần học nghề suốt đời, vì ngành nào tương lai cũng sẽ gắn liền với công nghệ và khoa học. Học liên tục để không bị lạc hậu trước sự phát triển quá nhanh của cách mạng công nghiệp 4.0”, ông Tuấn nói. 

 

Đăng Nguyên