12/01/2025

3 yếu tố giúp trẻ tự tin

Sự tự tin của trẻ được xây dựng từ ba yếu tố cơ bản: sự công nhận của người lớn, kỹ năng thành thạo khi làm một việc trẻ yêu thích và sự tự hào về những người thân trong gia đình hoặc môi trường học tập.

3 yếu tố giúp trẻ tự tin.

Sự tự tin của trẻ được xây dựng từ ba yếu tố cơ bản: sự công nhận của người lớn, kỹ năng thành thạo khi làm một việc trẻ yêu thích và sự tự hào về những người thân trong gia đình hoặc môi trường học tập.

 

 

3 yếu tố giúp trẻ tự tin  - Ảnh 1.

Được làm những điều ưa thích sẽ giúp bạn trẻ tự tin hơn. Trong ảnh: Bạn trẻ thử thách băng rừng, leo đèo, vượt suối… trên cung đường Tà Năng – Phan Dũng dài 55km – Ảnh: DUYÊN PHAN

Cha mẹ và nhà trường cần trao cho con trẻ sự tự tin để các em có thể vượt qua những khó khăn trong cuộc sống thay vì tìm đến cái chết hay tự hủy hoại bản thân.

  

Dạy con trẻ thời nay, trăm đường khó!Dạy con trẻ thời nay, trăm đường khó!

TTO – Trẻ con như tờ giấy trắng, việc dạy con trẻ ứng xử để không làm mất lòng người khác còn là cả một nghệ thuật. Nhằm góp thêm một góc nhìn, chuyên mục Bạn đọc làm báo xin giới thiệu bài viết của bạn đọc Saomai Phạm.


Xem clip của truyền hình Tuổi Trẻ “Tìm kiếm cô gái nhảy cầu Bình Triệu trong thời tiết giá lạnh” (ngày 21-12), tôi xót xa nhớ lại số liệu cuộc khảo sát hơn 1.000 học sinh THCS nội thành TP.HCM của nhóm nghiên cứu Trường ĐH Sư phạm TP.HCM (đăng trên Tuổi Trẻ ngày 20-12): 84,3% học sinh có dấu hiệu hủy hoại bản thân, trong số đó có 44,6% học sinh cảm thấy mệt mỏi, chán nản và 41,1% học sinh có suy nghĩ bi quan về cuộc sống.

Bảo bọc, áp đặt dễ hại con

 

Tiếp xúc với nhiều học sinh, sinh viên, tôi thấy có một nguyên nhân rất cốt lõi khiến các em chán nản và có những hành vi tự huỷ hoại bản thân: các em cảm thấy tự ti, không còn niềm tin vào chính mình và những người xung quanh. Trẻ tự ti thường do những xung đột của cha mẹ trong gia đình hoặc do chính phương pháp giáo dục từ cha mẹ hoặc nhà trường.

“Cha mẹ và thầy cô hãy là những người bạn để trẻ yêu mến và tự hào mỗi khi nhắc đến. Cha mẹ và thầy cô không nhất thiết phải là người hoàn hảo, quan trọng là thể hiện sự chân thành và tôn trọng trẻ để nuôi dưỡng sự tự tin cho các em

Ông TRẦN MINH TRỌNG

 

Đầu tháng 12 vừa rồi, một phụ huynh đồng thời cũng là một người làm giáo dục ở Cà Mau chia sẻ thực trạng nhiều phụ huynh ở đây cảm thấy thất bại với đứa con đầu lòng đang học cấp III vì các cháu cảm thấy chán học, không biết mình thích gì, không có động lực trong cuộc sống.

Nguyên nhân được chính những phụ huynh đó thừa nhận chính là cách nuôi dạy con theo kiểu “gà công nghiệp”, bảo bọc con quá mức, con suốt ngày chỉ biết ăn rồi đi học từ chính khóa sang các kiểu học thêm kiến thức khác nhau.

Khi vào cấp III, các cháu bực bội phản ứng lại chính cách chăm sóc của cha mẹ vì cảm thấy bị kèm cặp, áp đặt, nhất là khi không được làm những điều mình mong muốn.Trẻ ức chế ở trường vì không được nói cũng dẫn đến sự tự ti. Nhu cầu được nói ở trẻ vị thành niên rất lớn. Một học sinh lớp 6 của một trường THCS tại TP.HCM đã thiết kế áo đồng phục với dòng chữ ở mặt trước: “Thà nhịn đói chứ không thể nhịn nói”. 

Khi nói, trẻ được bày tỏ những suy nghĩ của cá nhân và quan trọng hơn là biết được cảm nhận của người khác về ý kiến của mình. Điều này góp phần gia tăng sự tự tin của trẻ.

Tuy nhiên, các tiết học của thầy cô phần lớn phải chạy đuổi theo giáo án cho đúng với quy định của thanh tra. Khi không thỏa mãn nhu cầu được nói, được thể hiện bản thân một cách tích cực, trẻ dễ liên tục mắc lỗi nói chuyện nhiều và bị chép phạt thường xuyên. Đây là một trong những lý do khiến trẻ chán học và càng thêm tự ti về bản thân.

Món quà quý giá

Chúng ta đều biết niềm tin vào chính mình, hay còn gọi là sự tự tin, chính là một trong những động lực sống quan trọng của mỗi cá nhân. Mất niềm tin vào chính mình, người ta thường không còn tin tưởng vào người khác, dù đó là người thân trong gia đình.

Từ kinh nghiệm bản thân và quá trình làm việc với nhiều người, tôi rất đồng tình với câu danh ngôn: “Mất tiền là mất một ít, mất bạn là mất nhiều, nhưng mất niềm tin vào chính mình là mất tất cả”. Trẻ tự ti thường có cảm giác mình là người vô dụng, không làm được trò trống gì.

Có thể nói sự tự tin chính là món quà quý giá nhất mà cha mẹ và nhà trường trao tặng cho con trẻ. Khi có niềm tin vào bản thân, trẻ sẽ can đảm vượt qua những khó khăn trong cuộc sống thay vì tìm đến cái chết hay tự huỷ hoại bản thân. 

Cha mẹ, thầy cô có thể trao sự công nhận cho trẻ bằng việc dành thời gian lắng nghe chân thành, khuyến khích trẻ nói thật những điều trẻ suy nghĩ dù có khác biệt với người lớn, tạo điều kiện cho trẻ thực hiện những ước mơ đơn giản như: làm một thí nghiệm khoa học, chiên trứng theo cách của riêng mình…

Bên cạnh việc học những môn học chính khoá, năng khiếu, trẻ có thể cảm thấy rất thích thú khi được hướng dẫn từng bước và làm những công việc cần thiết cho cuộc sống như rửa chén, nấu ăn, đi xe đạp, thuyết trình trước mọi người…

Trần Minh Trọng