11/01/2025

Sau Bia Sài Gòn, doanh nghiệp Việt sợ bị thâu tóm

“Khủng” như Bia Sài Gòn còn về tay người Thái, chính vì thế nhiều chuyên gia cảnh báo với quy mô nhỏ, doanh nghiệp Việt dễ bị thâu tóm trong hội nhập.

 

Sau Bia Sài Gòn, doanh nghiệp Việt sợ bị thâu tóm.

 

 ”Khủng” như Bia Sài Gòn còn về tay người Thái, chính vì thế nhiều chuyên gia cảnh báo với quy mô nhỏ, doanh nghiệp Việt dễ bị thâu tóm trong hội nhập.

 

 

Sau Bia Sài Gòn, doanh nghiệp Việt sợ bị thâu tóm - Ảnh 1.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao đổi bên lề diễn đàn đánh giá về hội nhập của VN – sự kiện được rất nhiều chuyên gia trông chờ – Ảnh: VIỆT DŨNG

Tại Diễn đàn hội nhập kinh tế quốc tế VN 2017 ngày 20-12, có chuyên gia cảnh báo chênh lệch quá lớn về quy mô vốn hóa trên thị trường khiến doanh nghiệp ngoại dễ thâu tóm doanh nghiệp Việt…

 

Dưới góc độ nhà đầu tư, bà Đặng Phạm Minh Loan, Phó giám đốc điều hành VinaCapital, kể rằng cách đây 3 năm tập đoàn này có đầu tư vào doanh nghiệp lớn ở Việt Nam trong ngành hàng tiêu dùng. 

Theo Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh, tính đến cuối năm 2017, Việt Nam đã và đang đàm phán, ký kết và thực hiện 16 hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương, đa phương và nhiều bên với 58 đối tác.

Nhờ kết quả trên, xuất khẩu hàng hoá giữ xu hướng tăng, tốc độ tăng xuất khẩu bình quân ước đạt 16,6%/năm.

Tuy nhiên, trong năm 2017, cổ phiếu của công ty này mất 50% giá trị do sản phẩm doanh nghiệp này kinh doanh sẽ được dỡ bỏ thuế quan từ năm 2018. 

“Với doanh nghiệp Việt, cơ hội khi hội nhập là có nhưng thách thức nhiều hơn. Nhiều doanh nghiệp sợ hãi trong hội nhập hơn là đón nhận cơ hội”, bà Loan nhận định.

 

Dẫn thống kê vốn hóa của tốp 30 doanh nghiệp lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam so với doanh nghệp các nước lân cận, bà Loan cho biết ở Singapore, vốn hóa trung bình của mỗi doanh nghiệp khoảng 15 tỉ USD, Indonesia là 11 tỉ USD, Thái Lan là trên 10 tỉ USD, còn Việt Nam chỉ hơn 3 tỉ USD. 

Vì vậy, theo bà Loan, nếu một công ty hàng đầu của Việt Nam có quy mô vốn hóa bằng 1/5 so với một doanh nghiệp Singapore thì cứ 3 năm, với lợi nhuận tích luỹ, công ty Singapore có thể mua doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam…

Sau Bia Sài Gòn, doanh nghiệp Việt sợ bị thâu tóm - Ảnh 3.

Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, Đại học Fulbright Việt Nam, nhấn mạnh hội nhập là quan trọng nhưng phương thức hội nhập còn quan trọng hơn. 

Vị thành viên của Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng cho rằng nếu chỉ để doanh nghiệp FDI biến Việt Nam thành điểm tựa xuất khẩu mà không có lan toả, thậm chí có thể tận dụng nhân công rẻ, điện rẻ, môi trường rẻ thì không ổn.

Theo ông Tự Anh, ngoại lực là quan trọng nhưng nội lực rất cần thiết, mượn ngoại lực chúng ta có thể đi được một quãng đường, nhưng cuối cùng vẫn phải dựa vào nội lực, tiềm năng và sức sống, sức sáng tạo của người dân và doanh nghiệp Việt Nam

“Hội nhập phải tăng năng lực sản xuất, bảo vệ thị trường trong nước và cuối cùng là nâng cao mức sống của người dân”, ông Tự Anh nói.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Chính phủ kiên trì chủ trương hội nhập toàn diện, coi hội nhập kinh tế quốc tế là động lực để cải cách, phát triển kinh tế và Việt Nam sẽ phát huy mạnh mẽ Chính phủ kiến tạo. 

Người đứng đầu Chính phủ cho rằng nếu cứ trì trệ, bộ máy chạy không đều, “kẻ đẩy, người kéo” thì khó phát triển đất nước, do đó, những rào cản, thủ tục, chi phí không cần thiết cần sớm được xóa bỏ.

Thủ tướng nhấn mạnh cần rà soát các thỏa thuận hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là cam kết trong các FTA; đôn đốc các bộ, ngành và địa phương thực thi nghiêm túc, định kỳ báo cáo Chính phủ kết quả thực hiện.

“Phải có kỷ luật nghiêm về vấn đề này. Một số địa phương chưa quan tâm…”, Thủ tướng nói. 

Theo người đứng đầu Chính phủ, tiến trình hội nhập nói chung, đặc biệt là kinh tế quốc tế, cần phải có quyết tâm cao, với sự sáng tạo, nỗ lực của mọi cấp, mọi ngành. 

“Không có quyết tâm cao, không có hành động cụ thể, không triển khai đến nơi đến chốn; chúng ta nửa vời thì chúng ta thất bại”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định.

LÊ THANH