11/01/2025

Thêm những gì ở chương trình lớp 11 vào đề thi môn văn ?

Do chương trình môn văn lớp 11 đa dạng, nên học sinh và giáo viên rất quan tâm việc đề thi THPT quốc gia năm 2018 có thêm nội dung nào của lớp 11. Sau đây là ý kiến đề xuất của một giáo viên dạy văn nhiều năm tại TP.HCM.

 Thi THPT quốc gia 2018:

Thêm những gì ở chương trình lớp 11 vào đề thi môn văn ?

 

Do chương trình môn văn lớp 11 đa dạng, nên học sinh và giáo viên rất quan tâm việc đề thi THPT quốc gia năm 2018 có thêm nội dung nào của lớp 11. Sau đây là ý kiến đề xuất của một giáo viên dạy văn nhiều năm tại TP.HCM.





Học sinh lớp 12 tại TP.HCM thi học kỳ 1 môn vănẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH.

Việc Bộ GD-ĐT sẽ công bố đề thi minh hoạ cho kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 vào tháng 1.2018 tới là một động thái cần thiết, vì trong giới hạn nội dung của đề thi năm nay có thêm chương trình lớp 11. Như vậy, nhà trường sẽ có sự chủ động để định hướng ôn tập và học sinh (HS) cũng sẽ được giải tỏa nỗi lo về cấu trúc đề, thang điểm, cách tích hợp nội dung của 2 chương trình trong đề thi như thế nào.
Đối với môn ngữ văn, do chương trình lớp 11 khá đa dạng, gồm cả văn học trung đại và hiện đại (giai đoạn 1930 – 1945), trong đó có nhiều tác giả lớn với nhiều tác phẩm tiêu biểu, cùng nhiều thể loại phong phú khác nhau, nên có sự quan tâm khá đặc biệt về sự thay đổi này.
Thêm những gì ở chương trình lớp 11 vào đề thi môn văn ? - ảnh 1

TIN LIÊN QUAN

Ôn thi THPT không chờ đến ‘nước rút’

Đề thi THPT quốc gia 2018 năm nay sẽ bao gồm kiến thức lớp 11 và 12. Thế nên, hiện nay học sinh (HS) lớp 12 đang phải vừa học kiến thức mới vừa ôn tập kiến thức cũ mà không chờ đến giai đoạn gần cuối năm học như trước kia.
Căn cứ vào thời gian làm bài 120 phút; các yêu cầu là: đọc hiểu (3 điểm), viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ, 2 điểm) và nghị luận văn học (5 điểm) của đề thi cũng như từ sự quan sát cấu tạo đề thi qua nhiều lần thay đổi trước đây, chúng tôi đề xuất mấy ý kiến sau đây:
Đối với câu đọc hiểu: vẫn giữ nguyên, không thay đổi về số câu hỏi, thang điểm, các mức lượng giá kiến thức cũng như các dạng thể loại văn bản đọc hiểu.
Ở phần viết đoạn văn ngắn, vẫn giữ nguyên thang điểm. Nhưng nên có điều chỉnh một chút như: Câu hỏi khi tích hợp với văn bản đọc hiểu cần chú ý để không bị trùng lặp về nội dung. Cũng không cần thiết phải tích hợp hoàn toàn. Thay cách yêu cầu độ dài từ “khoảng 200 chữ” thành một giới hạn độ dài dài hơn, chẳng hạn “trong khoảng từ 200 – 300 chữ”. Vì yêu cầu bài làm 200 chữ là quá ngắn (chỉ khoảng một trang giấy thi), làm kìm hãm khả năng sáng tạo, cảm xúc và ý tưởng của người viết. Thay từ yêu cầu viết “đoạn văn” thành “bài văn” vì đoạn văn chẳng tiêu biểu gì cả. Nếu bảo thời gian làm bài 120 phút là quá ít nên yêu cầu viết đoạn văn chứ không phải bài văn là không thuyết phục.
Chúng tôi chỉ cần so sánh thế này: cùng với một cấu tạo đề và thời gian như nhau, nhưng đề thi tuyển sinh lớp 10 ở TP.HCM và một số nơi thì câu 2 là yêu cầu viết bài văn chứ không phải đoạn văn, mặc dù cùng độ dài (một trang giấy). Thế mà các em vẫn viết tốt, viết hay. Chẳng lẽ sau 3 năm học thêm THPT mà trình độ các em lại thụt lùi?
Nếu đưa thêm chương trình lớp 11 vào đề thi thì chỉ ở câu nghị luận văn học (5 điểm). Có nhiều cách tích hợp trong đề giữa chương trình 11 và 12, nhưng dù theo cách nào thì phần trọng tâm kiến thức của lớp 12 và 11 nên phân định theo mức điểm lớp 12 nhiều hơn lớp 11.
Trước mắt nên tích hợp với chương trình lớp 11 ở phần văn học hiện đại. Đến năm sau có thêm chương trình lớp 10, sẽ có thêm yêu cầu những tác phẩm cụ thể nào trong giai đoạn văn học trung đại.

9 yêu cầu cho một đề đọc hiểu
Với kinh nghiệm của những người gắn bó với thi cử nhiều năm, theo chúng tôi, để có một đề đọc hiểu “lý tưởng”, cần chú ý đến 9 yêu cầu trong việc lựa chọn văn bản và cách đặt câu hỏi sau đây:
1. Văn bản phải có nội dung mang tính giáo dục.
2. Phải có tính hợp lý và phong phú về các mặt kiến thức để đánh giá được nhiều kỹ năng đọc hiểu của thí sinh…
3. Vừa sức với đối tượng thí sinh, cân xứng với thời gian làm bài. Không ra văn bản quá khó hoặc quá dễ, quá dài hoặc quá ngắn…
4. Câu hỏi cần có tính gợi mở, hấp dẫn, tạo hứng thú cho thí sinh khi làm bài, phù hợp tâm lý lứa tuổi…
5. Phải có sức hấp dẫn về trình bày, chuẩn mực về hình thức tạo lập cũng như các phương tiện như dùng từ, đặt câu, dựng đoạn…
6. Văn bản phải có độ tin cậy về nguồn dẫn; tính gương mẫu về người viết, về đối tượng được bàn đến…
7. Văn bản nên có tính thời sự, nhưng phải lựa chọn những sự việc có ý nghĩa xã hội, không quá cá biệt, tránh sự việc giật gân, gây ra nhiều tranh cãi tiêu cực…
8. Các câu hỏi phải sắp đặt từ dễ đến khó, hướng đến những trọng tâm của nội dung văn bản, tránh những câu hỏi có nhiều phương án trả lời hoặc mơ hồ hoặc dễ gây ra tranh luận… Tạo thuận lợi trong việc xây dựng đáp án chấm.
9. Ngoài ra phải chú ý đến tính tích hợp với câu hỏi viết đoạn văn bên dưới. Cho nên cần lựa chọn văn bản có đề tài rộng, có tính gợi mở…

 

Trần Ngọc Tuấn 
(Trường THPT Tây Thạnh TP.HCM)