28/11/2024

Phải đảm bảo quyền lợi người gửi tiền

Đó là khẳng định của ông Đào Minh Tú (ảnh) – Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước về nội dung đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 – 2020”.

 

Phải đảm bảo quyền lợi người gửi tiền.

Đó là khẳng định của ông Đào Minh Tú (ảnh) – Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước về nội dung đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 – 2020”.

 




Các ngân hàng mua bắt buộc đã ổn định dần /// Ảnh: Ngọc Thắng

 

Các ngân hàng mua bắt buộc đã ổn định dầnẢNH: NGỌC THẮNG.

 

* Mấy ngày gần đây, một số ngân hàng (NH) thương mại cổ phần đã tăng lãi suất huy động khiến không ít người lo ngại, mặt bằng lãi suất sẽ bị đẩy lên, ông giải thích thế nào về hiện tượng này? 

Phải đảm bảo quyền lợi người gửi tiền - ảnh 1

       Ảnh: N.K



– Hiện tượng này cũng tương tự như thời điểm đầu tháng 11 vừa rồi, một vài tổ chức tín dụng (TCTD) điều chỉnh lãi suất huy động (cả tăng và giảm), chủ yếu bắt nguồn từ nhu cầu cơ cấu nguồn vốn và chuẩn bị thanh khoản cho việc tăng tín dụng dịp cuối năm. Tuy nhiên, đến tuần cuối tháng 11, lãi suất huy động lại quay đầu về mức cũ, thậm chí thấp hơn so với trước khi tăng. Một điểm dễ nhận thấy là hiện tượng này hầu hết diễn ra tại một số TCTD còn dư địa tăng tín dụng. Vì thế, hiện tượng này chỉ có tính thời điểm chứ không phản ánh bản chất hay quy luật thị trường. Nhìn chung trên toàn hệ thống, mặt bằng lãi suất về cơ bản được tiếp tục duy trì ổn định. Thanh khoản của các TCTD được bảo đảm và duy trì dư thừa ở mức hợp lý.
* Nhưng qua năm 2018, lãi suất sẽ chịu nhiều áp lực tăng từ việc “siết” vốn ngắn hạn cho vay dài hạn, siết hệ số sử dụng vốn, thưa ông?
– Áp lực có nhưng cũng có những thuận lợi nhất định. Ví dụ nợ xấu tiếp tục giảm, nhất là sau khi Nghị quyết 42/2017 của Quốc hội có hiệu lực đã và đang giúp các NH giải phóng được nguồn vốn tồn đọng lâu nay trong hệ thống. Năm nay là năm thứ 2 liên tiếp Ngân hàng Nhà nước (NHNN) xếp vị trí số 1 trong các bộ, ngành về cải cách thủ tục hành chính. Việc này không chỉ mang lợi ích cho người dân mà các TCTD cũng giảm được chi phí… Đó là những thuận lợi từ “nội tại” của hệ thống sau nỗ lực tái cơ cấu hệ thống NH thời gian qua và nỗ lực này cũng được các tổ chức quốc tế ghi nhận. Cuối tháng 10 vừa qua, Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s đã nâng mức đánh giá triển vọng của hệ thống NH VN từ “ổn định” lên “tích cực”. Đây là lần thứ hai tổ chức này nâng hạng cho hệ thống NH VN trong vòng 6 năm trở lại đây.
Hiện lãi suất huy động kỳ hạn dưới 6 tháng phổ biến từ 4,3 – 5,4%/năm; từ 6 tháng đến dưới 12 tháng từ 5,3 – 6,5%/năm; trên 12 tháng là 6,5 – 7,3%/năm. Lãi suất cho vay phổ biến từ 6 – 9%/năm đối với ngắn hạn; 9 – 11%/năm với trung dài hạn. Với các khách hàng có tài chính lành mạnh, có mức tín nhiệm cao còn có thể vay với lãi suất chỉ khoảng 4 – 5%. Quan điểm của NHNN trước hết là giữ mặt bằng như hiện nay. Còn nếu sang năm các chỉ số vĩ mô cũng tốt như hiện nay, chúng tôi sẽ cân đối giảm thêm một mức lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp.

* Ông vừa nói nợ xấu giảm, có phải nhờ Nghị quyết 42 mà chúng ta đã kỳ vọng sẽ làm tan “cục máu đông” trong hệ thống NH?

– Đúng vậy. Nghị quyết 42 đã tạo lập cơ sở pháp lý thuận lợi hơn cho việc xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của các TCTD, tổ chức mua bán nợ xấu. Từ khi nghị quyết có hiệu lực, các TCTD đã tích cực rà soát toàn bộ các khoản nợ, phân loại nợ, phối hợp với các đơn vị liên quan để xử lý nợ xấu và bước đầu đã đạt được kết quả tích cực. Chỉ tính từ ngày 15.8 – 30.9, tổng nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42 được xử lý đạt khoảng 14,3 nghìn tỉ đồng. Trong đó, riêng 6 TCTD mà chúng tôi lựa chọn để xử lý nợ xấu đã xử lý khoảng 5,88 nghìn tỉ đồng. Kết quả, nợ xấu tiếp tục được kiểm soát và duy trì ở mức dưới 3%. Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu nội bảng đến cuối tháng 9 ở mức 2,34% tổng dư nợ (giảm so với mức 2,46% vào cuối năm 2016) với tổng nợ xấu nội bảng là 158,9 nghìn tỉ đồng.
* Nợ xấu được kiểm soát, vậy “sức khoẻ” của 3 NH mua bắt buộc và NH Đông Á thế nào rồi, thưa ông?
– Sau tái cơ cấu giai đoạn 1, hệ thống tín dụng nói chung đang hoạt động rất ổn định. Riêng 3 NH mua bắt buộc (OceanBank, GPBank, VNCB) và NH Đông Á vẫn đang huy động, cho vay và hoạt động tất cả các nghiệp vụ NH. Tất nhiên, việc cho vay và thu nợ được giám sát rất chặt chẽ. Việc xử lý nợ, tài sản thì vẫn từng bước tháo gỡ nhưng như tôi đã nói trên, Nghị quyết 42 sẽ giúp việc xử lý này thuận lợi hơn rất nhiều.
Thực tế ngay sau khi mua bắt buộc và kiểm soát đặc biệt, NHNN đã chỉ đạo các NH này tập trung xử lý, thu hồi nợ xấu và tài sản bảo đảm; xây dựng lộ trình và phương án chi trả tiền gửi cho khách hàng; tái cấu trúc mô hình hoạt động, giảm bớt các đầu mối trung gian, nâng cao khả năng quản trị điều hành và quản trị rủi ro; cắt giảm chi phí hoạt động; thoái các khoản đầu tư không hiệu quả, không phục vụ trực tiếp hoạt động kinh doanh chính… Đến nay dù vẫn còn nhiều tồn tại, khó khăn nhưng bộ máy quản trị, kiểm soát, điều hành đã được thay đổi, kiện toàn và củng cố một bước; thanh khoản được cải thiện, đẩy lùi nguy cơ đổ vỡ ngoài tầm kiểm soát và rủi ro đối với hệ thống NH.
* Ông có thể cho biết nội dung chính của đề án tái cơ cấu giai đoạn 2?
– Đây là đề án tái cơ cấu cho tất cả các NH, kể cả NH khỏe, NH nước ngoài và NH còn khó khăn. Đề án này sẽ tạo hành lang pháp lý đầy đủ để các NH phát triển ổn định. Những NH lớn phải lớn hơn, mạnh hơn nữa để vươn ra khu vực. Còn những NH vẫn nằm trong dạng yếu kém cũng sẽ tiếp tục huy động, cho vay và tích cực xử lý tồn tại từ các sai lầm trước nay trong sự kiểm soát của nhà nước. Nói chung chủ trương và quan điểm của Chính phủ, “tái” gì thì cũng dựa trên 2 nguyên tắc. Thứ nhất là ổn định hệ thống. Thứ hai là bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền một cách hợp pháp, chính đáng.

Nguyên Khanh 
(thực hiện)