28/11/2024

Khởi nghiệp trái ngành

Học ngành xuất bản nhưng khởi nghiệp làm sửa xe, học quản trị kinh doanh ra làm nông dân, học kiến trúc xong về nuôi tôm, học về cơ khí lại làm nghệ thuật… thế mà nhiều bạn đã thành công.

 

Khởi nghiệp trái ngành.

Học ngành xuất bản nhưng khởi nghiệp làm sửa xe, học quản trị kinh doanh ra làm nông dân, học kiến trúc xong về nuôi tôm, học về cơ khí lại làm nghệ thuật… thế mà nhiều bạn đã thành công.




Anh Phú (trái) đang hướng dẫn cho học viên về chăm sóc, bảo dưỡng xe	 /// Ảnh: NVCC

Anh Phú (trái) đang hướng dẫn cho học viên về chăm sóc, bảo dưỡng xeẢNH: NVCC.

Thị trường cần gì, sáng tạo cái đấy
Tống Quang Phú, tốt nghiệp chuyên ngành xuất bản Trường ĐH Văn hóa TP.HCM nhưng lại khởi nghiệp thành công với dịch vụ chăm sóc và bảo dưỡng xe tại nhà đầu tiên tại VN.
Ngoài ra, anh Phú còn tổ chức các khóa đào tạo kỹ thuật viên chăm sóc xe chuyên nghiệp, cung cấp hệ thống quản lý và các khóa đào tạo quản lý nhà xưởng, nhượng quyền và chuyển giao công nghệ cho một số tỉnh thành lớn trong cả nước.
Khởi nghiệp trái ngành - ảnh 1

TIN LIÊN QUAN

Chàng trai tạo môi trường khởi nghiệp

Là một trong những người trẻ tiên phong về khởi nghiệp ở tỉnh Khánh Hòa, Đỗ Trần Anh đã gặt hái được thành công bước đầu và thành lập hệ sinh thái khởi nghiệp cho thanh niên trong tỉnh.
“Mình đã mất 2 năm chỉ để lăn lộn vào các khu chợ xe, buôn bán xe cũ, chợ phụ tùng xe… để tìm hiểu về cách thức làm ăn, những kinh nghiệm dạng “chợ trời” mà trong sách vở không bao giờ có. Rồi 4 năm tham gia các dự án chuyên tư vấn, hướng dẫn về chăm sóc xe cho cộng đồng ô tô khắp cả nước để được làm việc với các chuyên gia, các hãng lớn trong ngành phụ trợ ô tô và học hỏi từ đây”.
Lý giải về lý do chọn lĩnh vực trái với chuyên ngành được đào tạo, anh Phú chia sẻ: “Thị trường cần gì thì mình sáng tạo cái đó. Tức là khi khởi nghiệp thì sản phẩm, dịch vụ của mình phải có thị trường. Bán hàng là bán cái thị trường cần thì mới tồn tại được, còn bán cái mình rất giỏi, mình có nhưng thị trường không cần thì cũng thất bại”.
 
 
Khởi nghiệp trái ngành - ảnh 2

Khi khởi nghiệp, không quan trọng mình học gì ra mà quan trọng là thị trường đang cần gì và thiếu gì

Khởi nghiệp trái ngành - ảnh 3
 

Nguyễn Thị Huệ, cựu sinh viên Trường ĐH Kinh tế – Luật TP.HCM

 

Nguyễn Thị Huệ, cựu sinh viên Trường ĐH Kinh tế – Luật TP.HCM, sau khi tốt nghiệp chuyên ngành quản trị kinh doanh, Huệ sang Singapore làm việc được thời gian thì nhận thấy thị trường thực phẩm ở VN đang rất cần những nguồn thực phẩm sạch. Chính vì thế, Huệ từ bỏ công việc ổn định đúng chuyên ngành, về nước đi học làm nông dân để sản xuất nước mát từ nông nghiệp hữu cơ. Và hiện nay, sản phẩm của Huệ đã có mặt khắp mọi miền đất nước.

“Khi khởi nghiệp, không quan trọng mình học gì ra mà quan trọng là thị trường đang cần gì và thiếu gì. Mặc dù khởi nghiệp trái chuyên ngành, sẽ phải chấp nhận rất nhiều khó khăn bước đầu nhưng kết quả sẽ khả thi hơn nếu sản phẩm của mình đáp ứng được nhu cầu mà thị trường đang cần. Và nếu muốn đi được xa hơn, bên cạnh việc tự học thì lúc nào cũng nên có người đồng hành để bù lấp những khiếm khuyết”, Huệ chia sẻ.
Chỉ có thể thành công khi làm việc mình thích
Phạm Xuân Thành, tốt nghiệp Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM, nhưng lại bỏ ngang chuyên ngành đã học về quê nuôi tôm, cung cấp ra thị trường những nguồn thủy sản sạch và chất lượng. Sau một năm khởi nghiệp, hiện nay doanh thu hằng tháng của Thành đã đạt 100 triệu đồng/tháng.
“Lúc đưa ra quyết định cũng băn khoăn rất nhiều là mình sẽ ra sao, liệu tay ngang bước vào nghề, không ai giúp đỡ, không kinh nghiệm thì sẽ làm được gì? Tuy nhiên, đây là công việc mà mình thích, và mình nghĩ chỉ thành công khi dám theo đuổi đam mê, theo đuổi sở thích”, Thành nói.
Hai anh chàng Nguyễn Lê Trung Hiếu (sinh viên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM) và Hồ Hoàng Phúc (sinh viên Trường ĐH Công nghệ TP.HCM), có cùng đam mê là nghệ thuật nên cả hai đã cùng nhau khởi nghiệp với dự án bóng đèn nghệ thuật, dù Hiếu học về cơ khí, Phúc thì học quản trị nhà hàng khách sạn. Hiện nay, những chiếc bóng đèn của 2 sinh viên này đã xuất đi một số nước trên thế giới.
“Vì đam mê và sở thích mà tụi mình chọn con đường này để khởi nghiệp. Tụi mình phải tự học nhiều thứ về các phần mềm thiết kế, tìm đọc các thông tin về thiết kế, nội thất, công nghệ… Tuy nhiên, mình nghĩ là dù khởi nghiệp đúng chuyên ngành thì cũng phải học thêm rất nhiều, bởi việc học trên trường chỉ cho mình những kiến thức cơ bản; còn khi khởi nghiệp thì cần rất nhiều kỹ năng và kiến thức thực tiễn khác”, Hiếu bày tỏ.

Khởi nghiệp trái ngành - ảnh 4

TIN LIÊN QUAN

‘Cẩm nang’ cho người trẻ khởi nghiệp

Một cuốn sách không hàn lâm, không lý thuyết, không sách vở mà ngồn ngộn thực tiễn đời thường để bất kỳ ai có ý định khởi nghiệp sẽ tìm thấy được những điều cần thiết để bắt đầu hành trình.

 

Nữ Vương