24/01/2025

Kinh ngạc ‘Trí thức Việt’ cóp nhặt, xào xáo biên soạn sách

Loạt sách ‘Việt Nam – đất nước con người’ vừa bị phát hiện chứa đựng nhiều sai sót và cách biên soạn cẩu thả bởi nhóm ‘Trí thức Việt’.

 

Kinh ngạc ‘Trí thức Việt’ cóp nhặt, xào xáo biên soạn sách.

Loạt sách ‘Việt Nam – đất nước con người’ vừa bị phát hiện chứa đựng nhiều sai sót và cách biên soạn cẩu thả bởi nhóm ‘Trí thức Việt’.

 

Ảnh: Hoàng Tuấn Công.
  •  

Kinh ngạc Trí thức Việt cóp nhặt, xào xáo biên soạn sách - Ảnh 1.

Một số cuốn trong loạt sách “Việt Nam đất nước – con người” đang lưu hành trên thị trường – Ảnh: Hoàng Tuấn Công

Đây là loạt sách thuộc dạng cung cấp kiến thức, được biên soạn bằng cách sao chép từ nhiều nguồn, giới thiệu hàng loạt vấn đề được sắp xếp thành các nhan đề sách như: Những bảng nhãn trong lịch sử Việt Nam, Các đại công thần trong lịch sử Việt Nam, Những trận đánh nổi tiếng trong lịch sử các triều đại Việt Nam, Những liệt nữ trong lịch sử Việt Nam, Những phi – hậu nổi tiếng trong các triều đại Việt Nam, Những bậc tôn sư nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam, Những danh tướng trong lịch sử Việt Nam…

Sách được giới thiệu do nhóm “Trí thức Việt” biên soạn, tựu trung có ba nhà xuất bản cấp phép ấn hành là: Thời Đại, Hồng Đức, và Lao Động.

Tuy nhiên, nhiều bạn đọc gần đây phát hiện ra cách biên soạn bộ sách này không đáng tin cậy. Các tư liệu trích dẫn trong sách dựa vào nhiều nguồn tùy tiện, có cả các trang mạng và từ điển mở Wikipedia.

Nhà nghiên cứu Hoàng Tuấn Công ở Thanh Hoá phát hiện các sách này copy lại từ các quyển như Võ nhân Bình Định, Quảng Bình ẩn tích thời gian, Tây Sơn thất hổ tướng... là những tác phẩm mà độ tín nhiệm học thuật chưa được bảo đảm.

 

Ông Hoàng Tuấn Công cũng phát hiện trong bài viết về Thân Nhân Trung (trong quyển Những bậc tôn sư nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam), nhóm biên soạn tự đặt câu hỏi “thế nào là hiền tài?” rồi tự trả lời là: “người ấy vừa hiền lại vừa có tài”.

Cách biên soạn sách bất chấp chất lượng như thế này thật tai hại vì bạn đọc có mua cũng không thể dẫn dụng được. 

Nếu những ai chỉ nhìn nhan đề sách, thấy nội dung đúng vấn đề mình cần tìm mà mua về, thì cầm chắc sẽ nhận được cảm giác bị lừa. 

Bởi trong thời buổi thông tin trên mạng đa chiều như hiện nay, người đọc thông minh sẽ dễ dàng tìm kiếm các nội dung kiến thức mình cần nhanh chóng với công cụ tìm kiếm mà độ tin cậy còn cao hơn những trang sách cóp nhặt như thế này.

Ma sói: điển hình... làm sách ẩu!Ma sói: điển hình… làm sách ẩu!

TT – Quyển Ma sói của tác giả Alexandre Dumas đang bày bán tại các nhà sách với “đầm đìa” lỗi sai có thể được coi là điển hình cho việc làm sách ẩu hiện nay. Đây là tập truyện dịch, nhưng trên bìa 1 của tập sách chỉ ghi tên tác giả Alexandre Dumas, không ghi tên người dịch.

Vấn đề là, việc sao chép, cóp nhặt ấy còn mang dấu hiệu vi phạm bản quyền, bởi các bài viết trong các đầu sách kể trên, hoặc copy trên mạng, hoặc sao chép từ các nguồn đã phổ biến, đều không thể hiện việc giao kết bản quyền với các tác giả.

Bản thân mỗi đầu sách trong loạt “Việt Nam – đất nước con người” này cũng không có tác giả cụ thể đứng tên. “Nhóm Trí thức Việt” nghiễm nhiên trở thành tác giả sách trong sự ngơ ngác của người đọc mỗi khi gặp vấn đề cần truy cứu trách nhiệm của tác giả.

Bức xúc trước việc lưu hành loạt sách kém chất lượng như vậy trên thị trường, PGS. TS. Đoàn Lê Giang đã đặt vấn đề trên trang facebook cá nhân của ông: Ai tiếp tay cho nhóm “phản trí thức Việt” này? Đồng thời, TS Đoàn Lê Giang đề xuất hực hiện 3 hành động: “Nên ngưng cấp phép cho kiểu làm ăn chụp giựt này. Nên tẩy chay loại sách này. Nên kiện để đòi bản quyền của nhóm “Phản Trí thức Việt” này”.

 

Tuổi Trẻ đã liên lạc với Cục Xuất bản, ông Chu Văn Hòa – Cục trưởng – cho biết: Khi nhận được phản ánh từ báo chí, Cục Xuất bản đã kiểm tra sơ bộ, xác định đúng là có series sách “Việt Nam Đất nước – con người”. 

Trong loạt sách này có một số đầu sách của nhà xuất bản Thời Đại, nhà xuất bản này vì nhiều sai phạm nên Bộ Thông tin và Truyền thông đã phạt nặng vào năm 2014, và cơ quan chủ quản cũng đã cho giải thể vào năm 2015. Các sách của nhà xuất bảnThời Đại trong series “Việt Nam Đất nước – con người” này ra đời vào khoảng thời gian đó.

Còn hai nhà xuất bản còn lại, ông Hoà cho biết đã có yêu cầu báo cáo về việc thực hiện các đầu sách thuộc loạt sách “Việt Nam Đất nước – con người”. 

Trong đó, “Nhà xuất bản Lao Động có đăng ký 10 tập, nhưng đến nay chỉ mới nộp lưu chiểu 7 tập, còn 3 tập chưa nộp lưu chiểu. Cục đang yêu cầu nhà xuất bản báo cáo về thủ tục xuất bản các sách này”, ông Chu Văn H cho biết.

Ông Hòa cũng lưu ý thêm rằng Luật xuất bản quy định các tổng biên tập, giám đốc nhà xuất bản chịu trách nhiệm về nội dung sách. Cho nên khi phát hiện các sai phạm sau khi sách phát hành, Cục Xuất bản sẽ làm công việc kiểu như hồi tố, tức là nếu có phản ánh sai phạm, Cục sẽ kiểm tra lại theo lưu chiểu, nếu có hiện tượng sai hoặc vi phạm luật là sẽ xử phạt.

“Nhưng Cục Xuất bản chỉ phạt các sai phạm về nội dung sách và thủ tục xuất bản theo Luật xuất bản, còn nếu sách có vấn đề vi phạm bản quyền thì đây là lĩnh vực bản quyền thuộc Bộ Văn hoá, thể thao và du lịch. Bên cạnh đó, đối với các cá nhân nào nhận thấy mình bị vi phạm bản quyền thì có thể kiện ra tòa theo Luật dân sự”, ông H trình bày.

LAM ĐIỀN