Trải qua 3.000 năm lịch sử, Jerusalem từng bị phá huỷ 2 lần, bị bao vây 23 lần và bị tấn công đến 52 lần, cùng 44 lần bị chiếm rồi tái chiếm. Đến nay, đây vẫn là vùng đất luôn ẩn chứa căng thẳng.
Jerusalem – quá khứ và hiện tại: 3 thánh địa trong 1 thành cổ.
Trải qua 3.000 năm lịch sử, Jerusalem từng bị phá huỷ 2 lần, bị bao vây 23 lần và bị tấn công đến 52 lần, cùng 44 lần bị chiếm rồi tái chiếm. Đến nay, đây vẫn là vùng đất luôn ẩn chứa căng thẳng.
Ra đời vào năm 1948, Nhà nước Israel từ đó đến nay vẫn luôn mong được thế giới chính thức thừa nhận Jerusalem là thủ đô của nước này. Tuy nhiên, suốt gần 70 năm qua, những đồng minh thân cận nhất cũng chưa đáp ứng kỳ vọng đó cho Israel khi Palestine cũng tuyên bố Jerusalem là thủ đô. Thực tế, đại sứ quán của các nước tại Israel đều chỉ đóng tại Tel Aviv – cách Jerusalem khoảng 70 km. LHQ thì chọn giải pháp hai nhà nước với Jerusalem là thủ đô chung.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 6.12 công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel, động thái bị chỉ trích làm cản trở nỗ lực hòa bình ở Trung Đông và gây bức xúc cho cả đối tác lẫn đối thủ của Washington.
Đô thị trên núi cao
Jerusalem ngày nay là một đô thị khá sầm uất rộng khoảng 120 km2 với khoảng 1 triệu dân. Tuy nhiên, đó là Jerusalem vốn được bắt đầu mở rộng khi thời Đế chế Ottoman cai trị từ thế kỷ 16 đến đầu thế kỷ 20. Nhờ sự mở rộng dưới thời Ottoman, Jerusalem dần được hiện đại hoá với hệ thống bưu chính, đường trải nhựa, dịch vụ vận chuyển… Vào cuối thế kỷ 19, một tuyến đường sắt nối liền Jerusalem với thành phố cảng Jaffa – một phần của thành phố Tel Aviv hiện tại – mở ra giai đoạn kết nối giao thương mới. Trước đó, do nằm ở độ cao hơn 750 m so với mực nước biển nên việc đi lại giữa Jerusalem với các vùng khác gặp khá nhiều khó khăn.
Hồi tháng 7 vừa qua, những cuộc đụng độ tại thành phố Jerusalem đã khiến 2 cảnh sát cùng một số thường dân người Do Thái lẫn Palestine thiệt mạng, chưa kể hơn 100 người bị thương. Giữa năm 2016, hàng trăm người của cả 2 bên cũng đã thiệt mạng vì đụng độ với nhau. Vào năm 2015, những cuộc xung đột ở đây cũng làm chết hàng chục người.
Đến nay, Jerusalem vẫn đang phát triển mạnh mẽ với nhiều công trình, hệ thống giao thông công cộng hiện đại. Ngày ngày, khung cảnh sinh hoạt ở đây yên ả như một thành phố ở châu Âu. Thế nhưng, giữa thành phố này, Công ty xử lý nước Hagihon phải khoét núi để tạo nên một hồ dự trữ nước ngọt khổng lồ trong lòng đất. Lượng nước dự trữ đủ để cả đô thị duy trì sinh hoạt trong thời gian dài ngày nếu rơi vào tình trạng bị phong tỏa.
Kèm theo hồ nước dự trữ trên, Hagihon còn có lực lượng xe bồn cấp nước hùng hậu sẵn sàng tỏa đi cung cấp nước sinh hoạt dự phòng trong trường hợp khẩn cấp, mà nguy cơ lớn nhất là bùng nổ xung đột. Điều đó bắt nguồn từ việc Jerusalem vẫn luôn được xem là một “thùng thuốc nổ” bởi sự tranh chấp giữa Israel với Palestine khi hai bên đều tuyên bố đây là thủ đô. Đặc biệt, Jerusalem còn là vùng đất đầy nhạy cảm về tôn giáo.
Nơi các tôn giáo hội tụ
Nhạy cảm về tôn giáo chính là nguyên nhân đem đến nhiều bi kịch suốt 3.000 năm lịch sử với hàng loạt cuộc chiến tranh đẫm máu. Cùng hướng về Thượng đế và chung tổ phụ Abraham, nhưng Do Thái giáo, Kitô giáo và Hồi giáo có cách diễn giải khác nhau về đạo giáo nên 3 tôn giáo mâu thuẫn sâu sắc. Vì thế, vô số cuộc chiến tàn khốc trải dài suốt hàng ngàn năm, cho đến tận ngày nay. Trong đó, không ít các cuộc chiến nhằm giành giật Jerusalem – vùng đất mà Do Thái giáo, Kitô giáo và Hồi giáo đều tuyên bố là thánh địa.
Thực tế, tâm điểm của thánh địa mà 3 tôn giáo tranh giành là Thành cổ Jerusalem rộng chưa đầy 1 km2, được bao bởi một bức tường khá cao, giữa thành phố Jerusalem hiện đại ngày nay. Xuyên suốt nhiều tuyến đường nhộn nhịp nhưng chật hẹp trong thành cổ là các cửa hàng mua bán vật phẩm lưu niệm liên quan nhiều tôn giáo nằm san sát nhau. Khung cảnh đó khiến du khách cảm giác như về nơi cội nguồn của nhiều tôn giáo.
Trước cửa Nhà thờ Mộ ThánhẢNH: NGÔ MINH TRÍ
Theo các tài liệu lịch sử, hơn 3.000 năm trước, vua David chọn Jerusalem làm kinh đô của Vương quốc Israel. Sau đó, con trai của ông là vua Solomon, trị vì từ năm 970 – 931 trước Công nguyên, bắt đầu xây dựng đền thờ đầu tiên tại đây. Vì thế, người Do Thái giáo xem đây là vùng đất thánh. Thành cổ Jerusalem còn có Bức tường Than khóc là một trong những địa điểm thiêng liêng nhất của Do Thái giáo.
Trong khi đó, với người Kitô giáo, Chúa Jesus bị đóng đinh rồi phục sinh tại Thành cổ Jerusalem. Thành cổ này còn có Nhà thờ Mộ Thánh mang ý nghĩa sâu sắc đối với hầu hết các giáo hội Kitô. Trong cuộc thập tự chinh lần thứ nhất, thập tự quân nào chưa cầu nguyện tại Mộ Thánh bị xem như chưa hoàn thành sứ mệnh. Đến nay, Mộ Thánh vẫn còn giữ nguyên chiếc Tấm đá xức dầu, mà theo truyền thuyết, là nơi đặt thi thể Chúa Jesus để xức dầu chuẩn bị chôn, sau khi bị đóng đinh. Tất nhiên, theo Kitô giáo thì chúa Jesus hồi sinh sau đó 3 ngày. Ngày nay, Nhà thờ Mộ Thánh vẫn trở thành địa điểm hành hương của tín đồ Kitô giáo toàn thế giới.
Thị trường chứng khoán châu Âu ngày 6.12 đã nối gót châu Á khi giảm giá đáng kể. Các chỉ số FTSE 100, DAX, Stoxx Europe 600… đều giảm điểm.
Còn theo kinh Koran, Jerusalem lại là một trong những nơi mà nhà tiên tri Muhammad ghé qua trong hành trình gặp đấng Allah. Vì thế, Jerusalem là thánh địa quan trọng thứ 3 của người Hồi giáo, chỉ sau Mecca và Medina ở Ả Rập Xê Út. Đền thờ al-Aqsa, một trong những đền thờ đầu tiên của người Hồi giáo, cũng nằm trong khu vực thành cổ.
Xung đột chực chờ
Suốt nhiều thế kỷ trong lịch sử, người Kitô giáo và Hồi giáo liên tục đụng độ để giành lấy quyền kiểm soát thành cổ Jerusalem. Phía Kitô giáo từng phát động cuộc thập tự chinh để giành lấy Jerusalem từ Hồi giáo. Những cuộc chiến ấy đã tiêu tốn sinh mạng hàng vạn con người.
Từ cuối thập niên 1940 đến nay, người Do Thái và Hồi giáo lại trải qua các cuộc chiến sống còn để giành nơi này. Sau cuộc chiến tranh Ả Rập – Israel hồi năm 1948, thành cổ này do Jordan kiểm soát và thuộc khu vực Đông Jerusalem, vốn là nơi mà người Palestine sinh sống. Đến cuộc Chiến tranh 6 ngày vào năm 1967, Israel giành lại thành cổ cùng một số địa điểm khác thuộc Đông Jerusalem.
Kể từ năm 1967, chính quyền Tel Aviv kiểm soát thành cổ Jerusalem và về sau tuyên bố cả phía đông lẫn tây đều là thủ đô không thể chia cắt của Israel. Tuy nhiên, sự kiểm soát của chính quyền Tel Aviv vẫn luôn đối phó thử thách lớn bởi sự va chạm của người Do Thái và người Hồi giáo, đôi khi là cả người Công giáo. Ngày ngày, những con người với tôn giáo khác nhau, lại ẩn chứa những mâu thuẫn sâu sắc, thường đối mặt nhau trên những con đường nhỏ hẹp. Chính vì thế, sự xung đột dường như luôn chực chờ. (Còn tiếp)