11/01/2025

Vì sao chưa khởi tố sai phạm tại Tập đoàn Mường Thanh?

Tại phiên chất vấn HĐND TP.Hà Nội ngày 6.12, nhiều đại biểu chất vấn về việc chưa khởi tố sai phạm Tập đoàn Mường Thanh.

 

Vì sao chưa khởi tố sai phạm tại Tập đoàn Mường Thanh?

Tại phiên chất vấn HĐND TP.Hà Nội ngày 6.12, nhiều đại biểu chất vấn về việc chưa khởi tố sai phạm Tập đoàn Mường Thanh.

 

 

 

Một công trình xây dựng của Tập đoàn Mường Thanh tại Hà Nội /// Ngọc Thắng

Một công trình xây dựng của Tập đoàn Mường Thanh tại Hà NộiNGỌC THẮNG

Đại biểu (ĐB) Nguyễn Hoài Nam, Trưởng ban Pháp chế HĐND đặt câu hỏi: Tập đoàn Mường Thanh sai phạm nghiêm trọng, có hệ thống về công tác trật tự xây dựng, đặc biệt là công tác PCCC. Tháng 8.2016, Thanh tra TP đã chuyển Công an TP.Hà Nội điều tra. Giám đốc Công an TP.Hà Nội đã hứa sẽ khởi tố sớm, vậy tại sao đến nay chưa khởi tố ?
ĐB Hoàng Huy Được (H.Ba Vì) cho hay việc khởi tố sai phạm của Tập đoàn Mường Thanh được nêu lên nhiều lần trong các cuộc họp trước đây. “Đã qua 2 kỳ họp, xới lên như thế, tạo dư luận trong cử tri mà chúng tôi không biết trả lời thế nào. Người ta đặt vấn đề phải chăng “củi” này ướt mà không khởi tố được, không cháy được. Đây là câu chuyện dẫn tới lòng tin của cử tri đối với những việc chúng ta đã nói”, ĐB Được bức xúc.
Trả lời chất vấn, thiếu tướng Đoàn Duy Khương, Giám đốc Công an TP.Hà Nội, cho biết ngày 29.11.2016 Cơ quan CSĐT đã nhận toàn bộ hồ sơ của Thanh tra TP.Hà Nội chuyển đến. Ngay sau đó, Phó thủ trưởng Cơ quan CSĐT, Trưởng phòng PC46, đã ra quyết định phân công điều tra viên tổ chức xác minh theo quy định pháp luật. “Thời gian xác minh, điều tra là 20 ngày theo bộ luật Tố tụng hình sự, nhưng đó là đối với các vụ việc đơn giản, không phức tạp. Đối với các vụ việc phức tạp, thời gian là 60 ngày. Còn đây là vụ việc phức tạp, có nhiều tình tiết, nội dung cần tập trung lực lượng, biện pháp điều tra. Chúng tôi đã trao đổi, phối hợp chặt chẽ với Viện KSND TP để giám sát các hoạt động thu thập tài liệu, đánh giá chứng cứ, trong đó có nội dung cần phải giám định thiệt hại”, ông Khương nói.
Thiếu tướng Khương cũng cho hay, Công an TP đã đề nghị Sở Tài chính, cơ quan chuyên môn đánh giá thiệt hại nhưng đến giờ chưa nhận được kết quả giám định. Do đó, chưa có căn cứ để khởi tố vụ án. “Đây là doanh nghiệp (DN) tư nhân rất lớn với hơn 20.000 lao động ở 40 tỉnh, thành và cả bên Lào. Do đó, cần huy động lực lượng điều tra viên khá đông vào cuộc xác minh với tinh thần tích cực, khẩn trương. Đồng thời, phải thận trọng do tác động đến nhiều người lao động, khách hàng đã mua sản phẩm bất động sản của DN này. Tôi khẳng định, không có việc “củi ướt” hay “củi khô”…”, ông Khương nói.
Các ĐB cho rằng hiện vẫn còn nhiều quận chưa xử lý dứt điểm các tồn tại cũ và để phát sinh các vi phạm mới trong xây dựng nhà siêu mỏng, siêu méo; đến nay vẫn còn tồn tại 154 công trình vi phạm của năm 2015, 2016 và 345 công trình mới của năm 2017 chưa được xử lý dứt điểm, tập trung nhiều ở H.Sóc Sơn, Q.Nam Từ Liêm, Q.Bắc Từ Liêm, Q.Hai Bà Trưng…
Trả lời chất vấn, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Lê Văn Dục cho biết, trong năm 2017, lực lượng Thanh tra xây dựng TP.Hà Nội đã kiểm tra 100% công trình xây dựng, phát hiện 345 công trình vi phạm, trong đó đã hoàn thiện các hồ sơ, gửi phương án cho chính quyền địa phương và đã xử lý vi phạm được 70%. Theo ông Dục, sẽ hoàn thành xử lý các trường hợp vi phạm còn lại trong năm 2017…
TP.HCM sớm trình đề án tăng nhiều loại phí, lệ phí ở TP.HCM
Tại phần báo cáo về tình hình kinh tế xã hội trước phiên chất vấn tại kỳ họp thứ 6 HĐND TP.HCM khóa 9 hôm qua, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong cho hay để thực hiện tốt hơn công tác quản lý thuế, chuẩn bị tâm thế sẵn sàng thực hiện Nghị quyết 54 Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù cho TP.HCM, TP sẽ triển khai đồng loạt một số chính sách. Sẽ tập trung xây dựng, hoàn chỉnh đề án thực hiện các loại phí, lệ phí chưa có trong danh mục phí và lệ phí; đề án tăng mức hoặc tỷ lệ tăng phí, lệ phí đã được cấp thẩm quyền quyết định… Phấn đấu sớm hoàn thành những đề án này để trình HĐND TP trong phiên họp bất thường vào cuối tháng 2.2018 hoặc trễ nhất là kỳ họp giữa năm 2018.
Tại phiên chất vấn liên quan đến câu hỏi thất thu thuế xuất phát từ việc “đi đêm” giữa cán bộ thuế, hải quan thông đồng với DN của ĐB, Cục trưởng Cục Thuế TP Trần Ngọc Tâm thừa nhận dù không phổ biến nhưng vẫn có việc cán bộ thuế “đi đêm” với DN. Để kiểm soát vấn đề này, Cục Thuế đã nhiều lần đề nghị DN, hộ kinh doanh phối hợp với Cục Thuế vì đây là vấn đề nhạy cảm, gây nhiều bức xúc.
Về tình trạng chuyển giá của DN có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI), ông Tâm cho hay không chỉ DN FDI mà còn có nhiều DN chuyển giá và đây không chỉ là vấn đề của VN mà còn của nhiều nước. Rất khó phát hiện và xử lý DN chuyển giá vì phần lớn DN FDI có trụ sở chính ở nước ngoài và nhiều giao dịch diễn ra ngoài lãnh thổ VN. Tổng cục Thuế đang xây dựng cơ sở dữ liệu và đang đặt cơ chế mua thông tin ở nước ngoài để lấy thông tin đó đấu tranh với DN FDI có dấu hiệu chuyển giá.
Ông Tâm cho hay TP.HCM có nhiều DN FDI nên Bộ Tài chính cho phép Cục Thuế TP thành lập phòng thanh tra chống chuyển giá. Hiện phòng này đang xây dựng đội ngũ, bồi dưỡng kỹ năng để thực hiện các nghiệp vụ chống chuyển giá. Về chống chuyển giá, trong 11 tháng năm 2017, Cục Thuế TP đã thanh tra 16 DN có dấu hiệu chuyển giá và phạt, truy thu 299 tỉ đồng. Đến nay DN bị phạt đã đóng tiền đầy đủ và không khiếu nại.
Đà Nẵng xử lý công trình xây dựng trái phép chưa nghiêm
Chiều 6.12, tại kỳ họp thứ 6, HĐND TP.Đà Nẵng khoá 9, ĐB Nguyễn Kim Dũng cho hay qua hoạt động kiểm tra, giám sát thực tế các khách sạn, nhà hàng trên địa bàn, thấy hầu hết xảy ra tình trạng sai phạm, lách luật sau cấp phép xây dựng. Việc xử lý vi phạm chưa nghiêm, tình trạng phạt cho tồn tại nên các chủ đầu tư lợi dụng cơ hội này để cố tình vi phạm. Giám đốc Sở Xây dựng Vũ Quang Hùng cho biết, trong 11 tháng qua, tổng số công trình vi phạm là 564 trường hợp, có 411 trường hợp bị xử phạt hành chính hơn 5 tỉ đồng. (Hoàng Sơn)
Bình Thuận chất vấn Sở TN-MT về nạn “cát tặc” lộng hành
Ngày 6.12, tại kỳ họp thứ 5 HĐND tỉnh Bình Thuận, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Mạnh Hùng đặt vấn đề: “Báo Thanh Niên phản ánh liên tiếp hai bài về cát tặc lộng hành, bất chấp chính quyền. Việc này cử tri hỏi có đúng không, trách nhiệm thuộc cơ quan nào?”. Ông Hồ Lâm, Giám đốc Sở TN-MT Bình Thuận, trả lời: “Thông tin Báo Thanh Niên phản ánh là hoàn toàn có cơ sở”. Ông Lâm nhận trách nhiệm cá nhân và của Sở TN-MT khi được giao quản lý nhà nước trên lĩnh vực khoáng sản. Theo ông Lâm, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở TN-MT và Công an tỉnh kiểm tra tất cả những địa điểm mà báo phản ánh. “Có tình trạng buông lỏng quản lý từ chính quyền xã tới huyện. Địa phương chưa làm hết chức trách của mình. Còn hiện tượng buông lỏng, xử lý chưa nghiêm, chưa dứt điểm ở các điểm nóng khai thác trái phép”, ông Lâm nói. (Quế Hà)

Vì sao chưa khởi tố sai phạm tại Tập đoàn Mường Thanh? - ảnh 2

TIN LIÊN QUAN

Hà Nội kỷ luật cán bộ liên quan sai phạm của Mường Thanh

Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội vừa ra quyết định thi hành kỷ luật khiển trách đối với ông Nguyễn Đức Hải, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Quận uỷ Hoàng Mai và ông Nguyễn Anh Cường, Ủy viên Ban Thường vụ Quận uỷ, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Q.Hoàng Mai.

 

Lê Quân – Trung Hiếu