28/11/2024

Tại sao du khách giảm chi tiêu khi đến Việt Nam?

Ngày 6.12, tại hội thảo Giải pháp tăng cường hiệu quả của chính sách hoàn thuế cho du khách, các chuyên gia đã chỉ ra rất nhiều bất cập.

 

Tại sao du khách giảm chi tiêu khi đến Việt Nam?

Ngày 6.12, tại hội thảo Giải pháp tăng cường hiệu quả của chính sách hoàn thuế cho du khách, các chuyên gia đã chỉ ra rất nhiều bất cập.

 

 

 

Khách du lịch nước ngoài tại TP.HCM /// Ảnh: Diệp Đức Minh

Khách du lịch nước ngoài tại TP.HCMẢNH: DIỆP ĐỨC MINH

Du khách đến Việt Nam ngày càng nhiều nhưng chi tiêu đang ngày càng giảm. PGS-TS Phạm Trung Lương, Hiệp hội đào tạo du lịch Việt Nam (VITEA) đã dẫn hai kết quả điều tra của Tổng Cục thống kê, Tổng cục du lịch. Theo đó, thống kê năm 2004, mức chi tiêu của du khách bình quân tại Việt Nam là 1.283,3 USD trong khi ở Thái Lan là 1.865 USD, Singapore là 2.670 USD… Khách từ thị trường Áo có mức chi tiêu cao nhất cho một chuyến đi tới Việt Nam là 1.680 USD; Canada với 1.678,4 USD; tiếp theo là Mỹ với 1.645,8 USD; Đức với 1.552,2 USD. Khách du lịch Trung Quốc có mức chi thấp nhất với 517,6 USD. Trong tổng số chi tiêu của khách du lịch ở Việt Nam thì chi tiêu cho mua sắm, một trong những hình thức chi tiêu chính còn khá thấp, trung bình chỉ là 16,6%, trong khi con số tương ứng ở Thái Lan là 19,6%, ở Singapore là 22,3%.
Còn theo kết quả điều tra của Tổng cục Du lịch năm 2014 cho thấy tổng chi tiêu trung bình cho một chuyến đi của khách du lịch quốc tế đến Việt Nam là 1.114,4 USD trong số đó chi cho lưu trú chiếm 33,14%, chi cho ăn uống chiếm 23,74%, chi cho mua sắm chiếm 18,34%, chi phí tham quan, hướng dẫn chiếm 4,08%, chi vui chơi giải trí chiếm 3,56%, chi khác chiếm 3,79%.
Tại sao du khách giảm chi tiêu khi đến Việt Nam? - ảnh 1

Hội thảo tìm giải pháp hoàn thuế GTGT cho du kháchẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH

Đối với khách tham quan trong ngày thì chi mua hàng hoá, đồ lưu niệm chiếm 31,18%, chi ăn uống chiếm 27,36%, chi phí đi lại chiếm 17,45%, chi vui chơi giải trí chiếm 5,86%, chi phí tham quan chiếm 5,16%, chi khác chiếm 12,99%.
Như vậy có thể thấy cho dù các cuộc điều tra được thực hiện ở hai thời điểm khác nhau, song kết quả điều tra cho thấy chi tiêu của khách du lịch quốc tế ở Việt Nam còn hạn chế và có xu hướng giảm. Tuy nhiên tỷ lệ chi phí cho mua sắm lại có xu hướng tăng nhẹ từ 16,6% (năm 2004) lên 18,3% (năm 2014).
Theo cơ quan hải quan Việt Nam, trong 11 tháng đầu năm 2017, lượng doanh nghiệp tham gia bán hàng hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) là 80 đơn vị với số tiền thuế hoàn là 35,5 tỉ đồng cho du khách. Tính bình quân cứ 1.000 du khách thì mới có 1 người thực hiện hoàn thuế GTGT.
Nhiều bất cập được các chuyên gia đề cập tại hội thảo, trong đó đặc biệt là chưa có tuyên truyền cho du khách. Nhưng chuyên gia Bùi Quang Tín cho rằng chất lượng hàng hóa kém chất lượng, nguồn gốc xuất xứ trên cùng sản phẩm vừa là Việt Nam nhưng cũng là Trung Quốc như trường hợp sản phẩm tơ lụa của Khải Silk nên du khách ít mua sắm. Có nhiều điểm bán hàng nổi tiếng được du khách quốc tế ưa chuộng như sơn mài, thủ công mỹ nghệ, áo dài… nhưng các cơ sở này phần lớn của tư nhân, hộ cá thể gia đình nên không đáp ứng điều kiện để được công nhận điểm bán hàng hoàn thuế. Trong đó có việc không thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ đúng theo quy định của pháp luật và kê khai, nộp thuế GTGT không theo phương pháp khấu trừ.
PGS-TS Phạm Trung Lương cho rằng mua sắm là một trong những nhu cầu của khách du lịch, đặc biệt là phụ nữ. Từ 2016, du khách đến Việt Nam tăng đột biến nhưng làm thế nào Việt Nam trở thành thiên đường mua sắm của du khách, theo ông Phạm Trung Lương, cần có những điểm mua sắm tổ hợp, đa dạng về hàng hóa dịch vụ để từ đó có thể quản lý được chất lượng hàng hóa, giả cả hợp lý… Để việc hoàn thuế thúc đẩy mua sắm đối với khách du lịch, cần thực hiện hoàn thuế GTGT tại chỗ, ở những điểm mua sắm với những thủ tục đơn giản, dễ dàng hơn.

 

Thanh Xuân