11/01/2025

Nghị quyết trung ương 5: Chiến lược nào cho nông sản Việt?

VN nếu không sớm xác định cho mình một chiến lược bài bản để phát triển nền nông nghiệp nước nhà, giành lấy lòng tin người tiêu dùng nội địa thì hàng nông sản Thái thật sự sẽ tràn ngập thị trường.

 

Nghị quyết trung ương 5: Chiến lược nào cho nông sản Việt?

VN nếu không sớm xác định cho mình một chiến lược bài bản để phát triển nền nông nghiệp nước nhà, giành lấy lòng tin người tiêu dùng nội địa thì hàng nông sản Thái thật sự sẽ tràn ngập thị trường.




Một mô hình sản xuất theo chuẩn hữu cơ của VN /// Ảnh: Chí Nhân

Một mô hình sản xuất theo chuẩn hữu cơ của VNẢNH: CHÍ NHÂN

Mới đây chính phủ Thái Lan triển khai một kế hoạch để trở thành “siêu cường” lương thực của thế giới. Chiến lược thực hiện đổi mới ở tất cả các khâu sản xuất từ gieo trồng đến chế biến, tiếp thị. Điểm đặc biệt của kế hoạch này là chiến lược sản xuất hữu cơ để xây dựng hình ảnh cho nông sản nước này.
Đáng chú ý, VN là một trong những thị trường quan trọng đầu tiên mà người Thái hướng đến. Đó là lý do vì sao người Việt không thể chậm chân vì tương lai nông sản Việt. 



Nghị quyết trung ương 5: Chiến lược nào cho nông sản Việt? - ảnh 1
Trước giờ có tình trạng một số nhà sản xuất mập mờ thông tin nên đầu ra sản phẩm sạch còn nhiều khó khăn. Chính vì vậy vấn đề đầu tiên là nhà sản xuất phải cam kết sản xuất sản phẩm sạch và phải minh bạch thông tin. Đó là cách duy nhất để xây dựng lòng tin với người tiêu dùng
Nghị quyết trung ương 5: Chiến lược nào cho nông sản Việt? - ảnh 2

TS Nguyễn Thị Hồng Minh, Hiệp hội Thực phẩm minh bạch (AFT)


Xây dựng lòng tin vào nông sản Việt
Theo Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn, phần lớn nông sản Việt làm ra để xuất đi Trung Quốc, có thể kể đến như gạo, thủy sản, rau quả… Rau quả là mặt hàng mới nổi của nông sản Việt, tính từ tháng 1 – 11, xuất khẩu đạt 3,16 tỉ USD, tăng 43,2% so với cùng kỳ năm 2016. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu chủ yếu, chiếm tới 75,6% thị phần.
Ở chiều ngược lại, nhập khẩu rau quả tăng 72,3% so với cùng kỳ năm 2016, đạt 1,41 tỉ USD. Thái Lan chiếm tới trên 57% thị phần rau quả nhập khẩu của VN. Không chỉ có rau quả, nhiều loại nông sản Thái đã rất phổ biến ở thị trường VN trong thời gian qua.
Trong những năm gần đây, nhiều nông dân, doanh nghiệp nỗ lực sản xuất sạch theo các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế tuy nhiên phần lớn người tiêu dùng vẫn chưa thật sự tin tưởng.
TS Nguyễn Thị Hồng Minh, Hiệp hội Thực phẩm minh bạch (AFT), cho rằng: Trước giờ có tình trạng một số nhà sản xuất mập mờ thông tin nên đầu ra sản phẩm sạch còn nhiều khó khăn. Chính vì vậy, vấn đề đầu tiên là nhà sản xuất phải cam kết sản xuất sản phẩm sạch và phải minh bạch thông tin. Đó là cách duy nhất để xây dựng lòng tin với người tiêu dùng. Việc xây dựng lòng tin này phải bắt đầu từ chính các nông hộ sản xuất nhỏ lẻ, rồi đến các nhà chế biến, phân phối… Nếu không xây dựng được lòng tin của người Việt vào nông sản của mình thì có xuất khẩu đi đâu và bao nhiêu cũng vô nghĩa. 



Cách người Nhật “truy xuất” nguồn gốc
Tại một siêu thị lớn ở Nhật, mỗi loại nông sản gắn với hình ảnh và thông tin về nông dân. Đại diện lãnh đạo AEONMALL Matsumoto (Nagano) cho biết: Các nông dân này bán hàng ở khu vực thuộc hợp tác xã. Đây là hình thức hỗ trợ nông dân có thể tự trực tiếp cung cấp hàng đến khách mà không qua các giai đoạn phân phối phức tạp khác nên những hộ nhỏ cũng có thể tham gia. Ngoài phân phối các đặc sản từng mùa của địa phương, tại đây khách hàng còn có thể tham gia các sự kiện giao lưu với người sản xuất. Các loại nông sản này được người tiêu dùng rất ưa chuộng.



Quy mô lớn không phải là con đường duy nhất
Theo các chuyên gia, sản xuất lớn là các mô hình đến từ những nước có lợi thế về đất đai như: Mỹ, Úc… Trong khi đó, Nhật Bản vẫn là nông hộ nhỏ lẻ nhưng nền nông nghiệp vẫn rất phát triển. VN có thể sử dụng linh hoạt các mô hình sản xuất tùy theo điều kiện đặc thù của từng địa phương. Áp dụng một cách linh hoạt các mô hình thành công trên thế giới cũng là cách mà Thái Lan đang thực hiện.
Chính phủ Thái Lan cho hay: “Những cải cách bước đầu tập trung vào mô hình hợp tác xã và hỗ trợ nông dân nâng cao chất lượng sản phẩm”. Ở VN, có thể gọi là mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã kiểu mới mà các chuyên gia trong nước từng nhiều lần đề xuất. Những hợp tác xã chỉ thuần về làm nông và làm kinh tế do chính người dân làm chủ, có thể thuê mướn người quản lý, điều hành hợp tác xã.
Chúng ta có thể thấy một điểm nữa mà người Thái học người Nhật, đó là mô hình xây dựng các làng nông nghiệp hữu cơ (organic village).
Các làng sẽ phát triển một loại nông sản xuất phát từ thế mạnh và đặc điểm thổ nhưỡng của vùng. Khi các ngôi làng này hình thành, không chỉ nông sản mà nơi đây cũng sẽ thành một điểm du lịch độc đáo. Một trong những loại nông sản nổi tiếng của Nhật là củ wasabi (mù tạt), nông trại trồng wasabi lớn nhất nước này – rộng 25 ha thu hút gần 4 triệu lượt du khách mỗi năm.
Tất cả sản phẩm từ củ rồi phụ phẩm chế biến thành bánh, kem… đều được bán hết tại chỗ. Cũng cần phải nói thêm là năm 2016, tổng lượng khách quốc tế đến VN khoảng 10 triệu lượt người.
Các chuyên gia cho rằng thời buổi khoa học công nghệ nên tất cả các lĩnh vực nếu muốn phát triển cần phải ứng dụng khoa học công nghệ – điều này rất đơn giản. Cái khó chính là có một tầm tư duy để xác định chiến lược cho nó và đề ra các giải pháp thực hiện để đạt được mục tiêu. Cái khó ở VN chính là chưa có chiến lược và mục tiêu cụ thể nào cho nông sản Việt.

Chí Nhân