28/11/2024

Rầm rộ mua… suất đăng ký tín chỉ

Sẽ có nhiều thắc mắc tại sao lại có câu chuyện mua suất đăng ký tín chỉ khi mà mọi sinh viên đều có thể truy cập vào các trang web của trường để đăng ký môn học?

 

Rầm rộ mua… suất đăng ký tín chỉ.

Sẽ có nhiều thắc mắc tại sao lại có câu chuyện mua suất đăng ký tín chỉ khi mà mọi sinh viên đều có thể truy cập vào các trang web của trường để đăng ký môn học?




Sinh viên đăng ký tín chỉ  /// Ảnh: Thanh Nam

Sinh viên đăng ký tín chỉẢNH: THANH NAM.

Người ra, kẻ vào
Lý do được Q.N., sinh viên (SV) Học viện Nông nghiệp VN, giải thích: “Vì SV đã đăng ký kín mít các lớp mà trường dự định mở nên những SV muốn học, bắt buộc phải mua lại suất đăng ký tín chỉ của người khác”. Còn M.T., SV Trường ĐH Công nghệ giao thông vận tải (cơ sở Hà Nội), cho biết: “Những SV năm cuối đang nợ môn rất cần trả nợ để đủ điều kiện đi thực tập hoặc tốt nghiệp nhưng các lớp đã đủ số lượng. Vậy chỉ có cách năn nỉ SV khác bán lại suất đăng ký tín chỉ”.
Tương tự, P.T., SV Trường ĐH Kinh tế quốc dân, kể: “Vụ mua suất đăng ký tín chỉ này rầm rộ lắm. Nhất là trong giai đoạn những ngày cuối được đăng ký. Nhiều SV dù không có nhu cầu học nhưng vẫn đăng ký sẵn một vài môn mà họ đoán là nhiều SV năm cuối nợ. Sau đó, thế nào cũng diễn ra những “thương vụ mua bán” suất đăng ký tín chỉ”.

Rầm rộ mua... suất đăng ký tín chỉ - ảnh 1

TIN LIÊN QUAN

Khổ như đăng ký tín chỉ

Hơn 20 năm áp dụng học chế tín chỉ ở VN nhưng đến nay sinh viên nhiều trường đại học vẫn rơi vào cảnh chờ đợi mỏi mòn; có người thức thâu đêm, ăn ngủ tại chỗ, xếp hàng canh chỉ với một mục đích duy nhất: đăng ký được môn học.
Khi SV đã đăng ký thừa một vài môn, muốn bán lại, sẽ tạo những nick ảo (tài khoản ảo trên Facebook – NV) và lên các diễn đàn của lớp, khoa, trường… rao bán. Những SV có nhu cầu lập tức kết nối để thoả thuận giá cả. “Thương vụ mua bán” sẽ diễn ra khi cả 2 lựa chọn thời điểm thích hợp, thường là khuya, hoặc rạng sáng, rồi cùng vào trang web của phòng đào tạo. Sau đó SV muốn bán suất đăng ký tín chỉ bấm hủy môn học, và SV muốn mua nhanh tay bấm nút đăng ký. Thế là xong “thương vụ”.
Vài trăm ngàn đến một triệu đồng
“Mỗi lần mua bán suất đăng ký tín chỉ như thế có giá khoảng từ vài trăm ngàn đến cả triệu đồng. Tùy môn đó có mở ở học kỳ tiếp theo hay không, cũng như SV muốn bán xem người mua có quá cần hay không mà “thổi giá”, T.A., SV Trường ĐH Công nghệ giao thông vận tải, cơ sở Hà Nội, cho biết.
“Vì biết những SV năm cuối rất muốn ra trường đúng hạn, biết có nhu cầu đăng ký để học ngay nên “thổi” giá lên rất cao. Thậm chí có suất bán tới 700.000 – 900.000 đồng. Nhưng vì mình quá cần, nên “ngậm đắng nuốt cay” mà “chi tiền mua suất” thôi chứ biết sao giờ”, H.Q., SV Học viện Nông nghiệp VN, kể lại.
C.T., SV Trường ĐH Công nghệ giao thông vận tải, cơ sở Hà Nội, người kiếm được 700.000 đồng sau khi bán lại suất đăng ký tín chỉ 2 môn cho SV khác, cho biết: “Nhiều người cứ tưởng việc bán lại dễ ăn lắm nhưng thật ra cũng cần đầu tư công sức. Khi biết hệ thống sắp mở để đăng ký thì phải thức khuya “canh me”, phải tìm tiệm internet tốc độ cao để việc đăng ký dễ dàng hơn”.

Rầm rộ mua... suất đăng ký tín chỉ - ảnh 2

TIN LIÊN QUAN

Nghẽn mạng đăng ký học tín chỉ

Ngày 9.1, hàng ngàn sinh viên Trường ĐH Quy Nhơn (Bình Định) lo lắng, bức xúc do việc đăng ký học tín chỉ qua mạng trên trang web http://tinchi.qnu.edu.vn không thành công. Trường ĐH Quy Nhơn đã có thông báo: trong học kỳ này, sinh viên phải tự đăng ký môn học, không đăng ký coi như tự ý bỏ học. Thời gian đăng ký tín chỉ kỳ 2 năm học 2014 – 2015 các khóa 36, 37 từ ngày 9 – 12.1.2015.
Và những rủi ro
Tuy nhiên, nhiều trường hợp dù bỏ tiền mua suất đăng ký tín chỉ với giá hàng trăm ngàn đồng nhưng vẫn phải trễ hạn ra trường vì… khi học lại rớt môn. Bên cạnh đó cũng gặp vô vàn rủi ro trong quá trình mua bán khiến rơi vào tình cảnh dở khóc dở cười.
Q.N. nói như mếu: “Lần đó mình mua với giá 300.000 đồng. Hẹn 1 giờ đêm cùng trực tuyến, vào trang web phòng đào tạo để “đứa ra đứa vào”. Nhưng sau khi đứa kia bấm hủy thì ai đó canh me bấm đăng ký ngay, thế là mình mất suất không thể đăng ký được. Nhưng tiền đã trao trước nên “tiền mất tật mang”. Học kỳ đó mình tiếp tục nợ môn”. Rất nhiều SV từng trải qua “thảm cảnh” tương tự Q.N.
“Có khi mọi chuyện tưởng “êm kèo” thì mạng chạy chậm, hoặc bị cướp mất suất đăng ký, thế là đi tong vài trăm ngàn mà không thể đăng ký. Lúc đó chẳng thể đòi lại tiền”, T.H., SV Trường ĐH Công nghệ giao thông vận tải, cơ sở Hà Nội, nhớ lại.
Có SV Trường ĐH Lao động xã hội Hà Nội kể: “Có lần mua lại suất đăng ký tốn 200.000 đồng và đăng ký thành công. Tưởng chừng mọi thứ êm xui thì… lớp ấy bị hủy. Vậy là chỉ biết ôm cục tức, ngậm đắng nuốt cay vì tốn tiền vô ích”.
Muốn các trường nâng cấp website
Từ nhiều năm nay, cứ tới thời điểm đăng ký tín chỉ là SV ta thán vì có khi thức nguyên đêm chầu chực mà vẫn không cách nào đăng ký được môn học. Khi được hỏi mong mỏi điều gì về việc đăng ký tín chỉ, nhiều SV cho biết mong website của trường được nâng cấp để việc đăng ký nhanh chóng, dễ dàng. Tránh tình trạng muốn đăng ký mà không được dẫn đến việc mua bán suất tín chỉ như hiện nay.
Trao đổi về tình trạng này, đại diện phòng đào tạo của Trường ĐH Công nghệ giao thông vận tải, cơ sở Hà Nội, cho biết: “SV tự giao dịch với nhau nên trường không hề hay biết”. Còn đại diện phòng đào tạo của trường này ở cơ sở Thái Nguyên thì khuyên: “SV nào muốn đăng ký thì hãy lên phòng đào tạo để được giải quyết. Có thể phần đăng ký tín chỉ trên website phòng đào tạo sẽ đóng khi SV đã đăng ký đủ nhưng trường luôn linh động cho SV đăng ký thêm”.

Có nhiều cách phát hiện
Tiến sĩ Lê Chí Thông, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, cho biết SV của trường này không thể thực hiện việc mua bán suất đăng ký tín chỉ lẫn nhau. Bởi mỗi SV khi thực hiện đều phải sử dụng tài khoản cá nhân của mình để đăng ký trên hệ thống đăng ký môn học trực tuyến của nhà trường. Đây là một hệ thống quản lý chặt chẽ từ khi đăng ký, đóng học phí, theo dõi quá trình học thi và điểm số. Ngoài ra, trường có quy định những điều kiện về môn học tiên quyết SV phải hoàn thành trước khi đăng ký môn tiếp theo. Tính đến thời điểm này trường chưa phát hiện trường hợp nào mua bán suất đăng ký tín chỉ.
Trong khi đó, theo một cán bộ đào tạo Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, trường từng phát hiện một số SV tham gia mua bán tín chỉ, đã nhắc nhở, răn đe chứ chưa xử lý kỷ luật. Đồng thời cũng ra thông báo nhắc nhở SV không được đăng ký môn học nếu không có nhu cầu học thực sự.
Theo cán bộ này, không cấm được SV đăng ký tín chỉ vì đó là quyền của người học. Ngay cả những môn SV đã hoàn thành với điểm số cao thì vẫn có thể đăng ký học lại để cải thiện điểm số. Nhưng dựa vào thống kê trên hệ thống đăng ký này trường có thể nhận biết các thủ thuật SV sử dụng để mua bán tín chỉ. Cách thông dụng nhất là thông qua những thao tác đăng ký hoặc huỷ bất thường như SV đã có điểm cao môn vẫn đăng ký.
Theo cán bộ đào tạo một trường ĐH, tình trạng mua bán này chỉ diễn ra ở một số học phần mà số lớp học mở ra ít hơn nhu cầu học thực tế của SV.
Hà Ánh


 

Thanh Nam