11/01/2025

TP.HCM đi đầu thí điểm thuê xe công

TP.HCM sẽ là một trong những địa phương đi đầu thực hiện thí điểm khoán xe công theo đề xuất của Bộ Tài chính. Đây là nội dung của đề án “Kinh doanh và phục vụ hoạt động chính quyền TP” dự kiến được triển khai thí điểm từ 1-1-2018.

 

TP.HCM đi đầu thí điểm thuê xe công.

 

 TP.HCM sẽ là một trong những địa phương đi đầu thực hiện thí điểm khoán xe công theo đề xuất của Bộ Tài chính. Đây là nội dung của đề án “Kinh doanh và phục vụ hoạt động chính quyền TP” dự kiến được triển khai thí điểm từ 1-1-2018.


 

TP.HCM đi đầu thí điểm thuê xe công - Ảnh 1.

TP.HCM sẽ là địa phương đi đầu thực hiện thí điểm khoán xe công theo đề xuất của Bộ Tài chính. Trong ảnh: xe công đậu tại khu vực gần UBND TP.HCM – Ảnh: TỰ TRUNG – Đồ họa: N.KH

Theo tính toán của Bộ Tài chính, nếu đề án “thí điểm thuê xe công” được áp dụng, cả nước sẽ giảm khoảng 10.000 xe công, tương đương ngân sách tiết kiệm 3.400 tỉ đồng/năm. Nạn dùng xe công đi việc riêng chắc chắn sẽ chấm dứt.

Đi việc riêng, phải trả tiền

Theo ông Lê Minh Khoa – chỉ huy trưởng Lực lượng Thanh niên xung phong (TNXP) TP.HCM, đơn vị tham gia đề án “Kinh doanh và phục vụ hoạt động chính quyền TP”: “Đây là việc mới, chưa có tiền lệ, nhưng nếu tiến hành đạt yêu cầu thì hiệu quả rất cao”. 

Đề án kinh doanh và phục vụ hoạt động chính quyền TP gồm xe, bảo vệ, tạp vụ… (trừ xe riêng của lãnh đạo TP) do đơn vị TNXP lập, trình UBND TP thực hiện đầu năm 2018 trên tinh thần “giá cả cạnh tranh nhưng chất lượng dịch vụ, tiện ích phải tương đồng hoặc cao hơn”.

 

Lấy con số cụ thể, ông Khoa dẫn chứng: “Hiện mỗi cơ quan đang quản lý 5 đầu xe với chi phí khoảng 15 triệu đồng/xe/tháng. 

Tuy nhiên, khi giao về cho TNXP, định mức tiêu chuẩn của mỗi đơn vị chỉ còn 2 xe, với chi phí 20 triệu đồng/xe/tháng. 

Như vậy, số tiền mà ngân sách chi cho xe cộ của mỗi đơn vị sẽ giảm từ 75 triệu đồng/tháng xuống còn 40 triệu đồng/tháng”. Ngoài định mức đó, các đơn vị muốn sử dụng thêm sẽ phải thuê dịch vụ của TNXP.

Khi thuê, các xe được định vị và lập trình đường đi, tránh chuyện điều xe đi không đúng mục đích, khó kiểm soát như hiện nay. 

Bởi khi thuê dịch vụ, cán bộ vẫn có thể đi việc riêng, nhưng đó không còn là xe công nữa mà là xe dịch vụ, buộc phải trả tiền.

Không chỉ khoán để phục vụ việc công, ông Khoa còn cho biết đang tính toán đặt viết một phần mềm đi chung xe. 

Hiện toàn TP có khoảng 700 xe công nhưng không phải lúc nào cũng sử dụng hết công suất và khi Lực lượng TNXP quản lý sẽ cân đối lại, giảm số lượng đầu xe xuống còn khoảng 300 xe, như thế công suất mỗi xe sẽ tăng lên. 

Ngược lại, ngân sách TP cũng không còn phải lo để chi trả lương cho tài xế, bảo trì bảo dưỡng hay mua xe mới.

Xe công hay xe tư cũng là tài sản của xã hội nên sử dụng và khai thác sao cho hiệu quả
Ông Ttần Quang Chiểu (ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính – ngân sách của Quốc hội)

Cân đối thu nhập

Trước mắt, đề án sẽ thực hiện thí điểm tại 5 đơn vị trực thuộc. Tuy nhiên, hiện có sự chênh lệch trong thu nhập giữa các lái xe ở 5 đơn vị đề xuất thí điểm nói trên. 

Vì vậy, những người thực hiện đề án cố gắng hài hoà lợi ích các bên nhưng cố gắng giữ nguyên hệ số lương và thời hạn nâng lương cho họ. Ngoài ra để giúp tăng thu nhập cho đội ngũ này, đề án còn tính đến việc chạy xe dịch vụ. 

Chẳng hạn khi đưa cán bộ, lãnh đạo đến địa điểm họp xong, thường phải chờ 3 tiếng đồng hồ. Trong thời gian đó, tài xế sẽ bật phần mềm lên để đón khách kiếm thêm thu nhập.

“Chúng tôi đang đặt thiết kế một phần mềm, tạm gọi là TNXP Car. Trong thời gian thí điểm các xe vẫn mang biển số xanh, nhưng khi đi vào áp dụng đại trà, chúng tôi kiến nghị tất cả xe này phải chuyển sang biển số trắng” – ông Khoa đưa ra giải pháp.

Vì đây là việc khó và chưa có tiền lệ, ông Khoa cam kết sẽ nỗ lực hết sức. Hiện đơn vị này đã nghiên cứu các phần mềm, giải pháp kỹ thuật và làm việc với các doanh nghiệp đang kinh doanh dịch vụ vận tải để tìm hiểu cách thức quản lý xe, điều hành. 

“Ban đầu thí điểm sẽ không mua thêm xe mới mà dự kiến liên kết với một đơn vị làm dịch vụ, khi thiếu xe mình sẽ tăng cường thêm và thanh toán tiền lại cho họ. 

Với đơn vị viết phần mềm, chúng tôi cũng vận động hỗ trợ chạy thử nghiệm trong thời gian này, họ đã đồng ý, mình sẽ không phải đầu tư nhiều” – ông Khoa nói.

TP.HCM đi đầu thí điểm thuê xe công - Ảnh 3.

Xe công trên đường Hùng Vương, Hà Nội – Ảnh: VIỆT DŨNG

Cả nước tiết kiệm 3.400 tỉ đồng

TP.HCM đi đầu thí điểm thuê xe công - Ảnh 4.

Nên mở rộng

Trao đổi với Tuổi Trẻ, TS Phùng Văn Hùng – ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế Quốc hội – cho rằng phải đánh giá toàn diện để xem áp dụng chính sách này sao cho hiệu quả. 

Nếu như đề xuất của Bộ Tài chính thì chỉ khoán xe công cho các chức danh thứ trưởng, tổng cục trưởng… đối với quãng đường từ nhà đến cơ quan và ngược lại. 

Trong khi đó, vẫn phải bố trí xe đưa cán bộ đi công tác trong nội thành. “Về bản chất là không giảm được bao nhiêu”. 

Vì vậy, ông Hùng đề nghị cần đánh giá toàn diện chính sách này khi áp dụng rộng rãi, như hiệu quả kinh tế thế nào khi khoán, phù hợp với đô thị là Hà Nội, TP.HCM, còn các địa phương miền núi thì cơ chế khoán có ổn không…?

Ông Trần Quang Chiểu, uỷ viên thường trực Uỷ ban Tài chính – ngân sách của Quốc hội, nói: “Khoán cũng là cách rất tốt để giảm chi tiêu công và nguồn vốn nhà nước được sử dụng hiệu quả nhất”. 

Tuy nhiên, ông Chiểu đề nghị chính sách đưa ra phải đồng bộ vì như đề xuất của Bộ Tài chính cho thấy khoán đưa đón từ nhà đến cơ quan thì cả xe lẫn tài xế vẫn phải tồn tại. 

Như thế vẫn chưa giảm được biên chế (lái xe), chưa giảm được xe và các chi phí xăng dầu, bảo hành bảo dưỡng… Do đó, xe sử dụng trong nội thành là phải khoán gọn, còn đi công tác ở ngoại tỉnh thì dùng xe công.

Cũng theo ông Chiểu, hiện cả nước có hơn 30.000 xe công, vì vậy nên ký hợp đồng với những đơn vị, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bên ngoài. 

“Tại sao cơ quan nhà nước lại cứ phải có đội xe với vài trăm chiếc xe mà hôm nay dùng, còn mai có thể để nằm đó. Xe công hay xe tư cũng là tài sản của xã hội nên sử dụng và khai thác sao cho hiệu quả”.

TP.HCM đi đầu thí điểm thuê xe công - Ảnh 5.

Đồ hoạ: N.KH

MAI HOA – LÊ THANH