28/11/2024

Quân đội làm kinh tế cần rạch ròi, bình đẳng

Hoạt động kinh tế của quân đội nên ưu tiên những nội dung thuộc về lợi thế của quân đội luôn gắn liền với quốc phòng và an ninh.

 

Quân đội làm kinh tế cần rạch ròi, bình đẳng.

Hoạt động kinh tế của quân đội nên ưu tiên những nội dung thuộc về lợi thế của quân đội luôn gắn liền với quốc phòng và an ninh.

 

 

 

Cảng Cát Lái thuộc Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn /// Ảnh: Ngọc Dương

Cảng Cát Lái thuộc Tổng công ty Tân Cảng Sài GònẢNH: NGỌC DƯƠNG

Ngày 24.11, góp ý cho dự thảo luật Quốc phòng sửa đổi, các đại biểu Quốc hội nhất trí quy định quân đội có thể kết hợp nhiệm vụ kinh tế với quốc phòng, song phải rạch ròi nhiệm vụ và phải bình đẳng với các thành phần kinh tế khác.
Theo đại biểu (ĐB) Nguyễn Văn Khánh (Bình Dương), trong điều kiện ngân sách còn hạn hẹp, việc quân đội tham gia phát triển kinh tế – xã hội sẽ góp phần thực hiện được 4 mục tiêu là gia tăng sức mạnh của quân đội và sức mạnh tổng hợp quốc gia, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, tận dụng tiềm lực, tiềm năng của đất nước về mọi mặt, từng bước nâng cao vị thế quốc tế của VN.
ĐB Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) đánh giá, quy định này phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng. Theo báo cáo năm 2012, quân đội qua sản xuất kinh doanh đã nộp ngân sách khoảng 16.500 tỉ đồng, năm 2015 là 43.237 tỉ đồng, năm nay dự kiến khoảng 47.000 tỉ đồng. Quân đội đã phát huy được vai trò nòng cốt trong xây dựng các khu kinh tế quốc phòng, có mặt tại những vùng khó khăn, vùng biên cương, hải đảo để vừa làm kinh tế vừa giúp xóa đói, giảm nghèo, gìn giữ những vùng phên dậu của Tổ quốc…
Tuy nhiên, ĐB Trí đề nghị quân đội cần rạch ròi những nội dung, phạm vi, hoạt động để phục vụ quốc phòng bảo vệ Tổ quốc. Trong các hoạt động để làm kinh tế phải chấp hành luật pháp có liên quan như đất đai, thương mại, cạnh tranh… một cách bình đẳng như các doanh nghiệp (DN) khác. Hoạt động kinh tế của quân đội nên ưu tiên những nội dung thuộc về lợi thế của quân đội luôn gắn liền với quốc phòng và an ninh. Kịp thời điều chỉnh ngay những gì chưa rạch ròi, chưa phù hợp để đảm bảo sự tuân thủ pháp luật, sự phát triển bền vững và để ổn định dư luận xã hội. “Không sử dụng đất đai sai mục đích, đặc biệt là vụ làm sân golf trong sân bay Tân Sơn Nhất. Nhưng rất hoan nghênh quân đội đã kịp thời có ý kiến và giải quyết việc này”, ĐB Trí nêu.
Giảm 88 xuống còn 17 DN
Tiếp thu ý kiến của các ĐB, đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, giải trình thêm, hơn 70 năm qua, quy định quân đội thực hiện nhiệm vụ tham gia lao động, sản xuất, xây dựng kinh tế là thể chế hoá chủ trương, quan điểm của Đảng và cụ thể hóa điều 68 của Hiến pháp năm 2013. Nhiều DN quân đội còn tạo lập được thương hiệu, hằng năm đóng góp hàng ngàn tỉ đồng cho ngân sách như Tập đoàn viễn thông Quân đội, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn, Tổng công ty Sông Thu, Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội…
Năm 2017, quán triệt Nghị quyết T.Ư, sự chỉ đạo của Thủ tướng, Quân uỷ T.Ư, Bộ Quốc phòng đã thực hiện đổi mới, sắp xếp, cơ cấu lại DN quân đội từ 88 DN chỉ để lại 17 DN 100% vốn nhà nước có liên quan trực tiếp đến nhiệm vụ quốc phòng, số còn lại thực hiện thoái vốn cổ phần hoá, sắp xếp, sáp nhập. “Nhiệm vụ tham gia sản xuất, xây dựng, làm kinh tế đã, đang và sẽ luôn là chức năng, nhiệm vụ rất quan trọng của quân đội cần phải được quy định trong dự thảo luật Quốc phòng sửa đổi”, đại tướng Ngô Xuân Lịch khẳng định.

 

Anh Vũ