28/11/2024

Rạp hát Sài Gòn – Đâu rồi Minh Châu, Thanh Bình, Đại Nam?

Nhiều nhà hát, rạp chiếu phim cũ (xây dựng trước năm 1975) tại TP.HCM ‘hoá kiếp’ làm trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn…

 Rạp hát Sài Gòn – Đâu rồi Minh Châu, Thanh Bình, Đại Nam ?

 

Nhiều nhà hát, rạp chiếu phim cũ (xây dựng trước năm 1975) tại TP.HCM ‘hoá kiếp’ làm trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn…

 

Rạp hát Sài Gòn - Đâu rồi Minh Châu, Thanh Bình, Đại Nam? - Ảnh 1.

Dự án khu phức hợp trung tâm văn hoá thiếu nhi đa năng, rạp chiếu phim sẽ được đầu tư ở địa chỉ 651 Trần Hưng Đạo, Q.5, TP.HCM – Ảnh: QUANG ĐỊNH

Dấu tích của một số nhà hát, rạp chiếu phim đến giờ hầu hết chỉ còn trong ký ức. Một số nơi còn giữ lại được mảng tường, nền nhà xưa cũ nhưng đã xuống cấp nhiều và hầu như không còn hoạt động.

Những cuộc “ở ghép”

Căn nhà nhỏ của bà Đặng Thị Thuỷ nằm ngay sau rạp hát Minh Châu, số 369 Lê Văn Sỹ (Q.3). 60 năm sinh sống cạnh rạp hát Minh Châu, mấy thế hệ gia đình bà Thuỷ gắn bó với nơi đây. 

Từ đời bà ngoại, mẹ rồi đến bà Thuỷ đều mê mẩn với những buổi biểu diễn của các đoàn hát.

Bà Thuỷ kể trước đây rạp Minh Châu là rạp chiếu bóng màn ảnh rộng, một thời gian sau khi các đoàn hát cải lương phát triển rầm rộ, đắt khách, rạp trở thành nơi biểu diễn của các gánh hát cải lương.

Sau đó rạp bị cho thuê làm siêu thị.

Phòng chiếu bóng chỉ còn được bố trí một góc nhỏ.

Rồi siêu thị bị giải toả, phòng chiếu bóng bị đập bỏ hoàn toàn, giao cho nhà đầu tư làm dự án.

 

Theo ông Trần Thanh Túc – chủ tịch UBND P.12 (Q.3), công trình xây dựng ở nơi từng là rạp Minh Châu này khởi công gần năm năm nay nhưng mới làm được phần móng. 

Dự kiến trên khu đất sẽ xây dựng trung tâm văn hoá đa năng và khách sạn 16 tầng, do Công ty TNHH thương mại dịch vụ văn h Minh Châu (thành viên C.T Group) làm chủ đầu tư. 

Dù là dự án trung tâm văn hoá đa năng và khách sạn nhưng theo công bố của chủ đầu tư, từ tầng 1 đến tầng 3 là rạp chiếu phim, nhà hát kịch, cà phê sách. 

Từ tầng 4 trở lên làm căn hộ bán cho khách hàng với thời gian sở hữu 50 năm. 

Nếu dự án hoàn thành, các hoạt động văn hóa tầng dưới chỉ diễn ra trong không gian khiêm tốn, nhường diện tích rộng lớn bên trên cho cư dân vào ở.

Rạp hát Sài Gòn - Đâu rồi Minh Châu, Thanh Bình, Đại Nam? - Ảnh 3.

Rạp Văn Hoa ở đường Trần Quang Khải (quận 1) đã hợp tác với tư nhân để nâng cấp. Công trình sắp hoàn thành – Ảnh: HỮU THUẬN.

Xác rạp hát, hồn... không liên quan!Xác rạp hát, hồn… không liên quan!

TT - Rất nhiều rạp hát còn lại của Sài Gòn ngày xưa nay đã xuống cấp trầm trọng, rệu rã, được dùng để… giữ xe hay bán cà phê.

 

Nếu sử dụng không gian hạn chế phía dưới tòa nhà căn hộ cao tầng để làm rạp hát, rạp chiếu phim thì chỉ là những rạp mini. Nếu đưa lên cao thì không đáp ứng quy chuẩn về phòng cháy chữa cháy, cứu nạn… khác, độ cao của một rạp hát, rạp chiếu phim được tính toán dựa vào sức chứa của rạp đó. Không thể xây dựng một rạp sức chứa lớn mà độ cao tầng hạn chế. Vì vậy, TP cần giữ lại và tính toán đầu tư lâu dài chứ không chỉ vì lợi ích ngắn hạn. Cụ thể là cải tạo, sửa chữa hoặc xây mới trên nền rạp hát, rạp chiếu phim cũ thành những nhà hát đúng chuẩn phục vụ đa năng cho chiếu phim, ca nhạc, hội họp… Lấy đất đó đi xây chung cư, khách sạn thì rất phí phạm.

Kiến trúc sư Nguyễn Ngọc Dũng

Nơi đây từng là rạp hát!

Tại phiên họp giải trình về tình hình đầu tư – hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hóa trên địa bàn do thường trực Hội đồng nhân dân TP.HCM tổ chức cuối tháng 9-2017, ông Trương Quang Hiền – đại diện Tổng công ty Văn hóa Sài Gòn – xác nhận đang đàm phán với đối tác để xây trung tâm văn hóa đa năng và khách sạn tại mặt bằng rạp Minh Châu cũ. 

Theo ông Hiền, tổng công ty được tách ra từ Sở Văn h và thể thao từ năm 2003, được giao quản lý bốn rạp hát cũ, trong đó có rạp Minh Châu. 

Doanh nghiệp phải liên kết với một số đối tác để sửa chữa, nâng cấp rạp. Hiện rạp Văn Hoa ở số 62 Trần Quang Khải (Q.1) sắp hoàn thành. 

Riêng rạp Minh Châu, do vốn của Tổng công ty Văn hóa Sài Gòn chỉ chiếm 25% nên phải đàm phán rất căng thẳng với đối tác.

Nhiều rạp hát, rạp chiếu phim của Sài Gòn cũng lần lượt bị đập bỏ để xây dựng hoặc chuyển đổi công năng thành trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn. 

Rạp Đại Nam tại địa chỉ số 79 Trần Hưng Đạo (Q.1) hiện trở thành khách sạn Đại Nam. Ngoài ra tòa nhà này còn cho một số công ty thuê các lầu để làm văn phòng giao dịch, dịch vụ…

Còn tại vị trí trước đây là rạp Thanh Bình (sau này đổi tên thành rạp Quốc Tế) hiện là tòa cao ốc International Plaza cho thuê căn hộ, văn phòng… 

Rạp Kim Châu tại số 15-17 Nguyễn Thái Bình đang là sân khấu Bông Sen chuyên diễn cải lương,nhưng khu vực phía tầng trệt rạp được dùng để kinh doanh quán cà phê. 

Đây là một trong số ít các rạp vẫn còn giữ được chức năng phục vụ văn hóa cho người dân TP.HCM.

Rạp hát Sài Gòn - Đâu rồi Minh Châu, Thanh Bình, Đại Nam? - Ảnh 6.

Rạp Đại Nam xưa giờ đã là khách sạn, tổ chức tiệc cưới, dịch vụ… Ảnh: HỮU THUẬN

Một quá khứ cần được khép  lạiMột quá khứ cần được khép  lại

TT - Bước vào một rạp phim do Nhà nước sở hữu, có bao giờ bạn đọc được dòng chữ này: “Chúng tôi biết bạn có nhiều lựa chọn. Cảm ơn đã chọn cụm rạp chúng tôi ngày hôm nay”?

Điệp khúc… chờ

Ông Huỳnh Thanh Nhân, giám đốc Sở Văn hoá và thể thao TP.HCM, cho biết chủ trương của sở sẽ xây mới các rạp hát cũ thành những rạp hát mới hiện đại, đáp ứng nhu cầu biểu diễn.

Nhưng rất khó khăn để đầu tư một nguồn vốn lớn. Do đó, sở sẽ đề xuất phương án:

Đối với những địa chỉ nhà đất được xác lập di tích, sử dụng đúng công năng hoạt động theo chức năng của các đơn vị, phát huy được giá trị sử dụng thì không thay đổi mục đích sử dụng, đơn vị quản lý.

Đối với nhà đất chưa phù hợp quy mô hoạt động của các đơn vị được giao, còn vướng mắc khiếu kiện tranh chấp nhiều năm thì đề xuất thu hồi, bán đấu giá.

Còn những nhà hát vị trí thuận lợi để thu hút đầu tư, đã xuống cấp nghiêm trọng, cần thiết phải xây dựng các công trình mới hiện đại thì đề xuất đầu tư mới bằng nguồn vốn xã hội h.

Thống kê của Sở Văn h - thể thao TP.HCM, sở này đang quản lý và sử dụng 12 nhà hát, rạp hát. 

Ngoài Trung tâm ca nhạc nhẹ TP được bố trí trụ sở mới hiện đại, các cơ sở còn lại chủ yếu xây dựng trước năm 1975 nay đã xuống cấp nghiêm trọng. 

Không gian hạn hẹp, không đảm bảo tiêu chuẩn một trung tâm văn hóa hiện đại và an toàn cho người dân lui tới. Do vậy, tần suất hoạt động thấp, doanh thu hạn chế.

Cũng theo Sở Văn hóa và thể thao, có bốn mặt bằng đang được khai thác tạm thời để chờ kêu gọi chủ đầu tư là Nhà hát TP, Trung tâm nghệ thuật cải lương Trần Hữu Trang, rạp Thanh Vân, Trung tâm ca nhạc nhẹ (ở địa chỉ cũ). 

Các rạp hát còn lại đã xuống cấp nghiêm trọng. Sở Văn hoá và thể thao đang tiếp tục kêu gọi đầu tư xây dựng mới theo hình thức đối tác công tư hoặc bán đấu giá để tái đầu tư cơ sở vật chất cho lĩnh vực nghệ thuật, biểu diễn.

Riêng với rạp Nhân Dân (Q.5) được giao cho Nhà hát nghệ thuật Phương Nam, hiện đã xuống cấp trầm trọng, không còn phục vụ biểu diễn, chỉ làm văn phòng. 

Sở Văn hóa và thể thao gặp khó khăn khi kêu gọi đầu tư, bởi mặt bằng rạp hát vướng nhiều chung cư xung quanh.

Tuy nhiên, một số dự án trung tâm văn hóa lớn triển khai rất chậm. 

Đó là hai dự án khu phức hợp Trung tâm văn hóa nghệ thuật đa năng (30 Trần Hưng Đạo, Q.1) và dự án khu phức hợp trung tâm văn h thiếu nhi đa năng, rạp chiếu phim (651 Trần Hưng Đạo, Q.5). 

Cả hai dự án sẽ được xây dựng trên nền rạp hát cũ, gồm những hạng mục như nhà hát đa năng, hội trường, rạp chiếu phim, văn phòng làm việc… 

Phần diện tích còn lại sẽ do nhà đầu tư kinh doanh. Nhưng hai dự án này cũng mới chuẩn bị đấu thầu chọn chủ đầu tư.

Riêng các dự án đầu tư xây mới như Nhà hát Giao hưởng, nhạc – vũ kịch TP.HCM (Q.2), dự án xây dựng rạp xiếc và biểu diễn đa năng Phú Thọ (Q.11), dự án xây dựng Trung tâm biểu diễn nghệ thuật (Q.2)… cũng chỉ trong giai đoạn “lập phương án thiết kế”.

Rạp hát Sài Gòn - Đâu rồi Minh Châu, Thanh Bình, Đại Nam? - Ảnh 9.

Vị trí 12 nhà hát, rạp hát do Sở Văn hoá – thể thao quản lý – Đồ hoạ: TẤN ĐẠT

 

TIẾN LONG – LÊ PHAN