11/01/2025

Nhiều cựu đảng viên đối lập Campuchia đầu quân đảng cầm quyền

Chỉ ít ngày sau khi Đảng Cứu quốc Campuchia, đảng đối lập lớn nhất Campuchia, bị phán quyết buộc giải thể, hàng loạt thành viên của họ đã bỏ sang đầu quân cho Đảng Nhân dân Campuchia cầm quyền.

 

Nhiều cựu đảng viên đối lập Campuchia đầu quân đảng cầm quyền.

 

Chỉ ít ngày sau khi Đảng Cứu quốc Campuchia, đảng đối lập lớn nhất Campuchia, bị phán quyết buộc giải thể, hàng loạt thành viên của họ đã bỏ sang đầu quân cho Đảng Nhân dân Campuchia cầm quyền.

 

 

Nhiều cựu đảng viên đối lập Campuchia đầu quân đảng cầm quyền - Ảnh 1.

Đảng CNRP trong lần vận động bầu cử tháng 6-2017, nay đã bị giải thể, nhiều cựu đảng viên đã đầu quân cho Đảng CPP cầm quyền – Ảnh: TIẾN TRÌNH

Ngày 20-11, nguồn tin của Tuổi Trẻ ở Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) cho biết dù chưa có thống kê cụ thể nhưng ước tính đã có hàng trăm cựu đảng viên là thành viên hội đồng tỉnh, thành, quận, huyện, xã, phường của Đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP) viết đơn xin gia nhập CPP.

“Tất cả họ đều bày tỏ sự thất vọng trước hành động “phản quốc”, phục vụ lợi ích của người nước ngoài của lãnh đạo CNRP” – nguồn tin của Tuổi Trẻ nói.

Làn sóng cựu đảng viên CNRP bỏ sang CPP bắt đầu từ tuyên bố của Thủ tướng Hun Sen, người đồng thời cũng là chủ tịch CPP cầm quyền, đồng ý tiếp nhận các cựu đảng viên CNRP “quay đầu” gia nhập CPP.

Thủ tướng Hun Sen cũng ra thời hạn đến ngày 24-11, ngoài những quan chức cấp cao có tên trong danh sách bị tòa tối cao cấm tham gia chính trị, những người thuộc CNRP đang giữ vị trí ở hội đồng các địa phương đều được giữ nguyên chức vụ khi gia nhập CPP. 

 

Sau thời hạn đó, cựu đảng viên của CNRP xin gia nhập CPP vẫn được tiếp nhận nhưng sẽ không được bảo lưu chức vụ đang giữ.

Tính đến chiều 20-11 đã ghi nhận hàng trăm cựu quan chức CNRP ở khắp các địa phương của Campuchia như Phnom Penh, Battampang, Siem Reap, Kampong Thom, Kampong Chhnang, Prey Veng, Svay Rieng, Kampong Cham, Oddar Meanchey, Kan Dal… gửi đơn xin gia nhập CPP.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, luật sư Ley Sok Heng từ Phnom Penh cho biết ngoài những người bị cấm làm chính trị, những chính trị gia cựu thành viên còn lại của CNRP vẫn có quyền tham gia chính trị. Họ có thể gia nhập các đảng phái chính trị khác, hoặc đứng ra thành lập đảng chính trị mới để hoạt động.

CNRP, với đường lối dân tộc cực đoan, nhiều năm nay nổi lên là đảng đối lập lớn nhất ở chính trường Campuchia. 

Trong hai cuộc bầu cử quan trọng nhất là bầu đại biểu quốc hội và hội đồng xã, phường gần đây, CNRP là đối thủ chính của CPP cầm quyền. Họ đang giữ 55 ghế Quốc hội Campuchia, trong khi CPP có 68 ghế. 

Ở cuộc bầu cử hội đồng xã, phường vừa qua, họ đạt được 5.007 ghế trong khi CPP có 6.503 ghế. CNRP còn nắm quyền lãnh đạo 489 xã so với 1.156 xã của CPP.

Trong lúc CNRP được dự đoán tiếp tục gây khó dễ cho CPP ở cuộc bầu cử quan trọng nhất – bầu cử Quốc hội Campuchia – dự kiến diễn ra giữa năm 2018 thì lãnh đạo đảng này Kem Sokha bị phát hiện từng phát biểu trước người ủng hộ tại Úc, thừa nhận cấu kết với người nước ngoài nhằm âm mưu lật đổ chính quyền dân cử của Thủ tướng Hun Sen.

Ông Kem Sokha bị bắt giữ. Tiếp theo, hàng chục nghị sĩ của CNRP bỏ chạy ra nước ngoài. Bộ Nội vụ Campuchia từ đó đã gửi kiến nghị lên T án tối cao tuyên giải thể CNRP. Ngày 16-11, Toà tối cao Campuchia tuyên giải thể CNRP và cấm 118 quan chức cấp cao của đảng này tham gia chính trị.

Sau khi CNRP bị giải thể, các ghế của họ ở quốc hội và hội đồng địa phương sẽ được xét chia cho các đảng phái chính trị khác. 

Ở chính trường Campuchia, chuyện thành viên đảng này bỏ sang đầu quân cho đảng đối thủ cạnh tranh không phải là chuyện hiếm.

TIẾN TRÌNH