Gần 2 tháng học nghề và đi giúp việc nhà như ô sin thứ thiệt, PV Thanh Niên đã thâm nhập sâu hơn vào đời sống của những ô sin, vào thị trường giúp việc nhà sôi động mà cũng rất bát nháo, lắm chuyện bi – hài.
Trong thế giới ô sin: Phóng viên Thanh Niên thâm nhập ‘chợ giúp việc’.
Gần 2 tháng học nghề và đi giúp việc nhà như ô sin thứ thiệt, PV Thanh Niên đã thâm nhập sâu hơn vào đời sống của những ô sin, vào thị trường giúp việc nhà sôi động mà cũng rất bát nháo, lắm chuyện bi – hài.
Học xong khóa Kỹ năng giúp việc nhà do Trung tâm dịch vụ việc làm Thanh niên TP.HCM tổ chức, tôi bắt đầu gia nhập đội quân ô sin tứ xứ chờ tìm việc trong “đại bản doanh” của một số công ty môi giới.
Ẩn khuất đâu đó trong lòng thành phố là những căn phòng chật hẹp, tồi tàn được cho thuê với giá rẻ bèo. Đó là nơi dung thân cho những khách thập phương đang miệt mài mưu sinh trên đất Sài Gòn.
Tìm việc tại công ty môi giới
Ngày 25.9, tôi đến một công ty dịch vụ thương mại tư nhân trong một con hẻm đường Nguyễn Thiện Thuật (P.2, Q.3) xin giúp việc nhà theo giờ. Giám đốc bảo nơi đây không giới thiệu giúp việc theo giờ mà chỉ nhận những người ăn, ở lại.
Có những người chủ tốt quá chừng nhưng cũng có người trời ơi đất hỡi. Chủ này được, nhưng nhà rộng chà bá 1.200 m2, làm hộc xì dầu luôn
Một ô sin
Tại đây, bà Tám (52 tuổi, quê Sóc Trăng) cho hay bà lên TP.HCM tìm việc đã hai hôm. Buổi tối, bà cùng mấy chục ô sin mới, cũ nằm ngủ chen chúc trên các sàn nhà. Công ty bao điện nước, còn ăn uống mỗi người tự lo. “Việc thiếu gì, chẳng qua tui muốn lựa chỗ ngon hơn”, bà Tám tự tin.
Ngày 26.9, tôi đến Công ty Tr.Đ trên đường Tô Hiệu (P.Hiệp Tân, Q.Tân Phú). Trụ sở công ty là một ngôi nhà chật chội, cũ kỹ, thường xuyên có nhiều ô sin ngồi đợi việc. Một phụ nữ trẻ cầm bản gốc chứng minh thư và bản phô tô của tôi săm soi đối chiếu. Sau đó, cô ghi tên tôi vào quyển sổ, bảo khi nào có việc sẽ gọi điện.
Hai ngày sau, người của công ty gọi điện kêu tôi đi làm cho chủ nhà ở đường Phan Văn Hớn, Q.12. Sau khi kết nối cho chủ nhà và tôi trao đổi chừng một phút, người này tóm tắt: “Sáng chủ nhật hằng tuần, chị tới lau nhà, ủi đồ cho chủ trong 4 giờ, tiền công 40.000 đồng/giờ”.
Trong khi nhiều phụ nữ Philippines đến TP.HCM đi chợ, nấu cơm… và lãnh lương rất cao thì nhiều người VN vẫn còn mang nặng tâm lý ‘ở đợ’ để ‘không bén mảng’ tới nghề chân chính và đang ‘hót’ này.
Rồi cô lôi giấy thoả thuận ra hí hoáy, bảo tôi đọc số chứng minh thư, điện thoại và địa chỉ thường trú. Cô yêu cầu: “Chị lăn tay và ký tên vào ba bản. Cái này chỉ là thủ tục giữa chủ nhà với công ty thôi, chẳng liên quan gì đến người lao động. Nếu chị làm không được, tôi đổi người khác cho chủ nhà, chị không mất phí gì cả. Khi nào tôi đưa chủ nhà ký, sẽ gửi chị một bản”.
Vỡ mộng!
“Hai chị em” mà người của Công ty T.Đ nhắc đến chính là bà Thiên (63 tuổi) và bà Nguyệt (55 tuổi) lần đầu tiên từ Nghệ An vào TP.HCM trong chiều 2.10. Bà Nguyệt rầu rĩ: “Cứ nghĩ vô đây đi làm liền kiếm tiền gửi cho đứa con đang học cao đẳng nghề, ai ngờ… Ở ngoài quê, bọn tôi gọi điện đến công ty này, họ bảo đã có việc trong cùng một gia đình (chăm bà già và giữ em bé) cho cả hai, lương 6 – 7 triệu đồng/tháng/người. Tưởng chắc ăn, bọn tôi lên đường ngay. Hai chị em mang theo 2 triệu đồng, chừ đã cạn rồi. Biết lấy chi ăn mà chờ?”.
Sáng 3.10, cô H. hỏi chị em bà Thiên có chịu đi nấu ăn trong một nhà xưởng, lương 4 triệu đồng/tháng/người. Hai bà cuống quýt: “Chịu! Chịu!”. Nhiều lần họ thúc hối cô H. gọi điện cho chủ xưởng, H. đều mềm mỏng: “Dạ con gọi rồi, chủ bảo chút nữa trả lời. Hai cô đòi làm chung, lại lớn tuổi nữa nên phải kiên nhẫn chờ việc chứ”. Mòn mỏi đợi đến 12 giờ trưa không có kết quả, hai bà đành đón xe đi tìm người quen.
Được biết, hai chị em bà Thiên sau đó đã đi hái cà phê thuê ở tỉnh Đắk Nông kiếm tiền về quê.
Tôi ngỏ ý muốn xem nội dung, cô ta giận dữ, lặp lại ba lần: “Tui lừa đảo đó!”. Tôi nói: “Cho mình đọc chút, nãy giờ ký tùm lum mà không biết có gì trong này”. Miễn cưỡng đưa xấp giấy cho tôi, cô gằn giọng: “Ừ, đọc đi! Đã làm hợp đồng xong xuôi rồi, chủ nhật này qua làm, đừng trở chứng nói không làm nha!”.
Như nhiều công ty môi giới giúp việc nhà tại TP.HCM, giấy thỏa thuận tại đây cũng có nội dung: Nếu bên A (người lao động) nghỉ việc trước 7 ngày thì công ty sẽ đổi người khác miễn phí (tối đa 2 người) cho bên B (người sử dụng lao động) trong thời gian sớm nhất, chậm nhất là 30 ngày…
Lăn lóc qua đêm
Một buổi chiều đầu tháng 10, tôi mang ba lô đựng mấy bộ quần áo, vật dụng cá nhân đến “đại bản doanh” của Công ty T.Đ (P.15, Q.Tân Bình).
Trực tiếp điều hành công ty này là cô gái trẻ tên H. xinh đẹp, giọng nói ngọt như mía lùi. Không quan tâm gia cảnh, kinh nghiệm của người lao động, H. vào đề ngay: “Chị muốn làm gì?”. “Việc nội trợ hay giữ em bé cũng được”, tôi đáp. H. bảo: “Chị ngồi yên, để em chụp hình gửi qua Zalo hay Viber cho chủ nhà xem mặt”.
19 giờ 30, gần… 15 chiếc điện thoại di động trên bàn làm việc của H. vẫn thi nhau đổ chuông. H. vừa ăn mì gói, vừa trả lời điện thoại. Cô phân trần: “Trưa nay không kịp ăn gì vì khách gọi tới liên tục”. Đa số các cuộc gọi là của chủ nhà muốn tìm người giúp việc hoặc than phiền, muốn thay ô sin khác. Còn lại là của người lao động từ nhiều tỉnh, thành muốn đến đây tìm việc làm.
Có mấy người giúp việc lục tục trở về trong đêm. Người phụ nữ trạc 55 tuổi chửi đổng: “Mẹ, nó đâu có mướn mà má chồng nó mướn. Nó đi là bả kêu đổi người khác liền”. Một ô sin khác cằn nhằn: “Có những người chủ tốt quá chừng nhưng cũng có người trời ơi đất hỡi. Chủ này được, nhưng nhà rộng chà bá 1.200 m2, làm hộc xì dầu luôn”…
Chuyện về “ô sin” (người giúp việc) cũng lắm… khôi hài! Nhiều khi chính vì “ô sin”, một nhân vật chẳng dây mơ rễ má gì trong gia đình, mà lại khiến cho không ít gia đình lục đục, thiệt hại cả về vật chất lẫn tình cảm!
Tạm thu bản gốc chứng minh thư của tôi, H. dặn: “Chị lên lầu trên cùng ngủ, mai đi làm”.
Tôi xách ba lô leo lên ngôi nhà ba tầng có vẻ khang trang. Tầng trệt có 5 – 6 người nằm san sát kế bên toilet. Tầng hai là nơi tá túc của một số người đàn ông chờ việc (làm bảo vệ, chăm người bệnh…).
Ở tầng ba, đã có gần 20 người đến từ nhiều vùng miền đang nằm, ngồi kín chỗ. Ai ở lâu còn “xí” được chiếu mền, người mới đến thì vạ vật lăn lóc. “Hết chỗ ngủ rồi!”, một người xua tay.
May thay, một cô quê Trà Vinh san sẻ cho tôi chỗ ngủ ngay trên lối đi hẹp. Còn chị quê ở Đà Nẵng đưa tôi tấm trải ni lông, bảo tôi lót nằm kẻo nửa đêm lạnh lắm, nhiều khi mưa gió tạt vào… Có tiếng cãi vã, chửi thề trong một nhóm đang đánh bài. “Ở đây phức tạp, chia phe phái mệt lắm”, một ô sin bỏ nhỏ tai tôi.
Có trình độ đại học và vốn ngoại ngữ kha khá, năng động, chăm chỉ… Đó là hình ảnh của không ít sinh viên giúp việc nhà cho những gia đình nước ngoài tại TP.HCM.
Gần 21 giờ, cô H. kêu tôi xuống hỏi có muốn đi làm dịch vụ nấu ăn. Tôi đang ậm ừ thì một bà dáng khắc khổ, xen vào: “Mai đã có việc làm chưa?”. Cô H. nói: “Hai chị em đi chung hả? Con đã hết giờ làm việc rồi, khách gọi thì con nghe thôi. Để mai tính đi cô”.
“Để mai tính”, tôi cũng nhủ thầm khi co quắp trên nền gạch lạnh lẽo, tối om. Trên trần nhà, những chiếc camera hồng ngoại với vòng tròn màu đỏ nhức mắt vẫn đang chĩa xuống… (còn tiếp)
Môi giới giúp việc nhà doanh thu “khủng”
Tại TP.HCM có hàng chục điểm dịch vụ giới thiệu người giúp việc. Trong đó, nhiều công ty tư nhân thường xuyên dùng trụ sở hoạt động cho ô sin lưu trú miễn phí trong những ngày họ tìm việc. Tuy nhiên, cũng chính lực lượng ô sin vào ra liên tục này đã làm giàu cho những công ty trên thông qua những hợp đồng béo bở, thu mỗi chủ nhà từ 500.000 – 1 triệu đồng phí giới thiệu ô sin.
Ước tính mỗi ngày, Công ty T.Đ có khoảng 10 hợp đồng thuê người giúp việc ăn ở lại gia đình, tương đương phí môi giới thu được từ chủ nhà là 10 triệu đồng/ngày. Trừ chi phí như điện thoại, điện – nước, số tiền kiếm được mỗi tháng của công ty này thuộc hàng “khủng”.