28/11/2024

Triều Tiên không đàm phán hạt nhân nếu Mỹ – Hàn còn tập trận chung

Theo Reuters, đại diện chính phủ Triều Tiên lên tiếng bác bỏ các cuộc đàm phán với Washington chừng nào các cuộc tâp trận chung Mỹ – Hàn Quốc vẫn tiếp tục.

 

Triều Tiên không đàm phán hạt nhân nếu Mỹ – Hàn còn tập trận chung.

 

Theo Reuters, đại diện chính phủ Triều Tiên lên tiếng bác bỏ các cuộc đàm phán với Washington chừng nào các cuộc tâp trận chung Mỹ – Hàn Quốc vẫn tiếp tục.

 

 

Triều Tiên không đàm phán hạt nhân nếu Mỹ - Hàn còn tập trận chung - Ảnh 1.

Một cuộc tập trận chung Mỹ – Hàn. Ảnh: Getty Image.

Trong cuộc phỏng vấn với Reuters, ông Han Tae Song, Đại sứ Triều Tiên dự cuộc họp của Liên Hiệp Quốc tại Geneva, khẳng định: “Chừng nào Mỹ vẫn còn chính sách thù địch chống lại nước tôi và vẫn diễn ra những trò chơi chiến tranh (tập trận chung) ngay trước cửa nhà chúng tôi thì sẽ không có cuộc đàm phán nào cả”.

Đại sứ Triều Tiên tố “có những cuộc diễn tập quân sự sử dụng vụ khí hạt nhân cũng như các tàu sân bay và các máy bay ném bom chiến lược… tăng cường các đợt tập trận đối phó với nước tôi”.

Ông Han đến Geneva với tư cách đại sứ tham dự Hội nghị về Giải trừ quân bị của Liên Hiệp Quốc và đã phát biểu về sứ mệnh của Triều Tiên tại Geneva, nơi Triều Tiên và Mỹ từng ký kết thỏa thuận hạt nhân năm 1994 nhưng sau đó thoả thuận này bị tan rã.

Ông Han nói “Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên sẽ tiếp tục xây dựng năng lực tự vệ, trọng tâm là năng lực hạt nhân và đảm bảo khả năng chiến thắng… Chúng tôi sẽ chiến đấu cho đến khi nào còn bị Mỹ và các thế lực thù địch tiếp tục đe doạ. Đất nước chúng tôi có kế hoạch hoàn thành lực lượng hạt nhân cho đến cùng”.

Về lời đề nghị của Trung Quốc rằng Triều Tiên không thử tên lửa và thử bom hạt nhân đổi lại Mỹ và Hàn Quốc ngưng tập trận chung, ông Han cho biết: “Với tình hình hiện nay, còn lâu mới được như thế. Vả lại Mỹ sẽ không bao giờ đồng ý ngưng tập trận chung”.

 

 

Han cho rằng các biện pháp trừng phạt hiện nay đã “vi phạm nhân quyền quy mô lớn” do trì hoãn việc cung cấp hàng viện trợ và hàng tiêu dùng cho Triều Tiên.

“Rõ ràng là mục tiêu của lệnh trừng phạt là lật đổ các hệ thống đất nước tôi bằng cách cô lập và cố ý gây ra thảm họa nhân đạo chứ không phải ngăn chặn phát triển vũ khí mà Mỹ và đồng minh hô hào. Chúng tôi đã sẵn sàng cho những biện pháp cấm vận của Mỹ”.

Cùng ngày, tại Washington, theo Reuters, ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson kêu gọi lãnh đạo các nước châu Phi tiếp tục hành động nhằm gây áp lực lên Triều Tiên để chấm dứt các chương trình hạt nhân và phát triển tên lửa, bao gồm việc hạ cấp quan hệ ngoại giao và trục xuất người lao động Triều Tiên.

Cũng trong ngày thứ sáu, 17-11, Hàn Quốc và Mỹ đã thống nhất tiếp tục làm việc để mang lại hoà bình và chấm dứt cuộc khủng hoảng hạt nhân ở Triều Tiên, nhưng một phái viên ngoại giao Mỹ cho biết “rất khó đoán ý định và sự quan tâm của Bình Nhưỡng vì chưa thấy có dấu hiệu mới nào”.

 

XUÂN MINH