28/11/2024

Tránh sa bẫy tín dụng đen

Bàn tiếp câu chuyện “Tín dụng đen thách thức pháp luật”, các chuyên gia đề xuất nhiều giải pháp, trong đó có việc nâng cao hiểu biết về tài chính cho người dân để họ biết đường tránh bẫy tín đụng đen.

 

Tránh sa bẫy tín dụng đen.

 

Bàn tiếp câu chuyện “Tín dụng đen thách thức pháp luật”, các chuyên gia đề xuất nhiều giải pháp, trong đó có việc nâng cao hiểu biết về tài chính cho người dân để họ biết đường tránh bẫy tín đụng đen.


 

Tránh sa bẫy tín dụng đen - Ảnh 1.

Để không phải cùng đường mà bất đắc dĩ tìm đến tín dụng đen, bản thân mỗi người cần nâng cao hiểu biết về tài chính, thực hành tiết kiệm, biết đầu tư và đa dạng nguồn thu nhập. 

Bên cạnh đó, Nhà nước cũng như cộng đồng cần tạo một hệ sinh thái hay các công cụ tín dụng thay thế khác để người dân có sự lựa chọn tốt hơn.

Trang bị kiến thức về tài chính

Hiện nay, rất ít người có hiểu biết về lãi kép trong tài chính, thiết lập ngân sách chi tiêu, tiết kiệm và đầu tư. Nhiều người vay tín dụng đen, chỉ biết loáng thoáng là lãi suất cao, nhưng thực tế cao như thế nào thì không tính ra được.

 

Ví dụ, trả 5.000 đồng/ngày cho khoản vay 1 triệu đồng thì lãi suất là 0,5%/ngày, tính ra lãi đơn đã là 182,5%/năm, còn lãi kép lên đến 517,5%/năm. 

Hình thức bốc hụi “10 ăn 8”, góp trong 50 ngày, tính ra lãi vay là 146% năm (20%x365/50). Nếu số ngày góp càng ngắn, lãi suất vay càng cao.

Về thiết lập ngân sách chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư, phần lớn người nghèo lại rất kém trong chuyện này. 

Trong ngân sách chi tiêu hằng tháng, rất ít người biết liệt kê ra đâu là các khoản chi phí cố định, như tiền nhà, tiền đi lại, ăn uống, học hành, dự phòng… và các chi phí còn lại có thể điều chỉnh, và nên chi tiêu dưới khả năng của mình một chút để có khoản tiết kiệm và đầu tư. 

Ngoài ra, nguyên tắc tiết kiệm trước, chi tiêu sau (giới hạn trong phần còn lại) không được nhiều người áp dụng. 

Nhiều người thu nhập không cao nhưng chi vượt khả năng của mình cho điện thoại, xe máy, quần áo…

Vì vậy, việc giáo dục về tiền bạc và tài chính cho trẻ em ở nhiều nước đã được thực hiện rất sớm. Đơn giản như cách giáo dục cho con trẻ về giá trị của đồng tiền, cũng như cần lao động để tạo ra tiền chứ không thể trông chờ vào may mắn (cá cược). 

Ngoài ra, một số nội dung rất cơ bản về kinh tế, tài chính được đưa vào nội dung giảng dạy ở bậc phổ thông, nhằm trang bị sớm những kiến thức cơ bản về tiền tệ, lạm phát, lãi suất, giá cả…

Mô hình tín dụng hiệu quả hơn

Để giảm thiểu tín dụng đen, nhiều nước đã luật hoá và kiểm soát chặt chẽ hoạt động tín dụng này. 

Chẳng hạn, cho vay kỳ hạn siêu ngắn, không thế chấp (payday loan) là hình thức kinh doanh hợp pháp nhưng bị ràng buộc bởi luật tín dụng, luật bảo vệ người tiêu dùng. 

Chính phủ kiểm soát mức trần lãi vay, và thậm chí như ở Israel, giấy phép thành lập và hoạt động được kiểm tra rất chặt, nhất là hồ sơ tư pháp của người thành lập hay cổ đông lớn (kể cả cổ đông giấu mặt), kiểm tra những người này đã có tiền án tiền sự gì chưa, đặc biệt liên quan đến vi phạm trong cho vay nặng lãi trước đây.

Việc tiếp cận dịch vụ ngân hàng cần được phổ biến nhiều hơn, nhất là ở vùng nông thôn.

 Việc sở hữu một tài khoản ngân hàng, dù số dư trong tài khoản không có hay không nhiều, sẽ rất hữu ích trong việc quản lý, thực hiện các hoạt động liên quan đến tiền bạc, đơn giản nhất là việc nhận và chuyển tiền.

Với sự phát triển của công nghệ thông tin, mô hình cho vay giữa cá nhân với cá nhân (peer-to-peer lending) sẽ càng ngày phổ biến, người có nhu cầu vay chính đáng và người có tiền nhàn rỗi sẽ dễ dàng gặp nhau hơn, luân chuyển dòng vốn trong nền kinh tế sẽ nhanh và tạo ra thêm nhiều giá trị gia tăng. Một khi đã có sự lựa chọn tốt hơn, tín dụng đen sẽ không còn lý do để tồn tại.

Luật sư Trương Anh Tú (Đoàn luật sư TP Hà Nội):

Mở rộng cho vay tín dụng

1

Ảnh: HỮU KHOA

Tình trạng cho vay lãi nặng hiện nay đang hết sức báo động, nhưng trên thực tế, tội phạm cho vay lãi nặng lại khó xử lý vì khó nhận diện. Lý do là người cho vay có nhiều cách đối phó.

Ví dụ, người vay khoản tiền nhỏ như 8 triệu đồng thì lập tức phải ký hợp đồng nhận nợ số tiền 10 triệu đồng.

Người vay số tiền lớn hơn thì phải lập hợp đồng công chứng mua bán nhà, giao nhận tiền…

Do không có chứng cứ rõ ràng, hành vi cho vay lãi nặng hiện nay ít bị xử lý.

Đa số các chủ nợ bị trừng trị là về tội cưỡng đoạt tài sản, cướp tài sản vì con nợ đến hẹn không trả được nên chủ nợ phái băng đảng đến nhà đe doạ, đòi nợ.

 

Cần phải có giải pháp tổng thể cho vấn đề này: công an trấn áp tội phạm cho vay lãi nặng, Nhà nước cần có tuyên truyền phổ biến pháp luật rộng rãi về những hệ lụy khi vướng vào việc vay lãi…

Ở góc độ tín dụng tài chính ngân hàng, cần xem xét cơ chế mở rộng cho vay tín dụng, đặc biệt với tiểu thương rất khát tiền vốn. Số tiền họ cần để xoay vòng vốn có khi chỉ 10 – 50 triệu đồng và thường khó tiếp cận ngân hàng nên phải tìm đến tín dụng đen dù biết “lành ít dữ nhiều”.

TÂM LỤA ghi

TS VÕ ĐÌNH TRÍ (ĐH Kinh tế TP.HCM)