29/11/2024

‘Bước đi lớn’ trong quan hệ Trung – Triều?

Đặc phái viên của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm qua tới CHDCND Triều Tiên giữa sự tò mò của giới quan sát nước ngoài.

 

‘Bước đi lớn’ trong quan hệ Trung – Triều?

Đặc phái viên của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm qua tới CHDCND Triều Tiên giữa sự tò mò của giới quan sát nước ngoài.



 

Trưởng ban Liên lạc đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Tống Đào  /// AFP

Trưởng ban Liên lạc đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Tống ĐàoAFP

Đúng như kế hoạch, Bắc Kinh hôm qua cử một phái đoàn sang Bình Nhưỡng, dẫn đầu là ông Tống Đào, Trưởng ban Liên lạc đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Ông Tống là quan chức cấp cao nhất của Bắc Kinh được cử tới Bình Nhưỡng kể từ tháng 10.2015.
Theo Yonhap dẫn nguồn tin ngoại giao, ông Tống cùng 4 cộng sự sẽ lưu lại Triều Tiên trong 4 ngày và có thể gặp nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng trước đó cho biết ông Tống sẽ thay mặt Tổng bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình thông báo cho Triều Tiên về kết quả của Đại hội 19 vừa qua. Ngoài ra, đặc phái viên này sẽ trao đổi quan điểm với phía Bình Nhưỡng về những vấn đề cả hai bên cùng quan tâm. Việc Trung Quốc cử phái đoàn sang Triều Tiên sau một sự kiện quan trọng của đảng vốn thường xuyên diễn ra, nhưng lần này thời điểm chuyến đi muộn hơn bình thường. Thêm vào đó, chuyến đi diễn ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa kết thúc 12 ngày công du châu Á, trong đó có điểm dừng Trung Quốc và vấn đề Triều Tiên là một trong những nội dung chính. Điều này khiến chuyến thăm Triều Tiên của phái đoàn Trung Quốc được giới quan sát hết sức lưu tâm.
Mặc dù Trung Quốc phủ nhận mọi sự liên quan giữa chuyến thăm của ông Tống với chuyến công du của Tổng thống Trump, tuy nhiên giới chuyên gia nhận định đặc phái viên nói trên có thể mang tới Triều Tiên một thông điệp từ cuộc hội đàm của hai nhà lãnh đạo Trung – Mỹ. Tổng thống Trump cũng nhanh chóng chia sẻ trên Twitter: “Trung Quốc cử phái đoàn sang Triều Tiên – một bước đi lớn và chúng ta sẽ chờ đợi xem sao”.
Quan hệ giữa Bắc Kinh và Bình Nhưỡng được cho là không mấy nồng ấm trong thời gian qua. Trung Quốc chịu sức ép từ Mỹ trong việc đóng vai trò chủ chốt để kiềm chế tham vọng hạt nhân của Triều Tiên. Sau cuộc hội đàm ở Bắc Kinh ngày 9.11, Chủ tịch Tập đã đồng ý với nhà lãnh đạo Mỹ về cam kết hướng tới phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên. Cũng trong ngày 17.11, đặc phái viên Mỹ về vấn đề Triều Tiên Joshep Yun có cuộc gặp người đồng cấp Hàn Quốc Lee Do-hoon tại đảo Jeju. Ông Yun nhấn mạnh Trung Quốc đóng vai trò lớn trong an ninh khu vực và Mỹ hy vọng chuyến đi của ông Tống lần này sẽ nhằm thực hiện mục tiêu phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
Xét về chiến lược, Bắc Kinh chắc chắn không muốn tạo ra khủng hoảng với Bình Nhưỡng, tuy nhiên cũng không thể phớt lờ cảnh báo từ Washington. Điều này tạo ra thế khó cho đặc phái viên của ông Tập khi tới Triều Tiên. AP dẫn lời chuyên gia về Triều Tiên Lim Eul-chul tại Đại học Kyungnam (Hàn Quốc) nhận định: “Đối với ông Tập, giải pháp về vấn đề Triều Tiên trực tiếp liên quan tới quan hệ với Mỹ. Ông ấy sẽ tiếp tục chịu sức ép từ Mỹ chừng nào chưa xử lý xong vấn đề Triều Tiên”.

 

Ngọc Mai