11/01/2025

Bỏ quy định hộ khẩu, sẽ tuyển được người giỏi

Bỏ quy định quản lý hộ khẩu, giới hạn vùng miền sẽ giải quyết nhiều vấn đề trong tuyển sinh ĐH, CĐ. Đặc biệt là tăng chất lượng người học ngay từ đầu vào.

 

Bỏ quy định hộ khẩu, sẽ tuyển được người giỏi.

Bỏ quy định quản lý hộ khẩu, giới hạn vùng miền sẽ giải quyết nhiều vấn đề trong tuyển sinh ĐH, CĐ. Đặc biệt là tăng chất lượng người học ngay từ đầu vào.


 

 

 

Thí sinh nộp hồ sơ trúng tuyển vào Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2017, năm đầu tiên trường tuyển sinh trên toàn quốc /// Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Thí sinh nộp hồ sơ trúng tuyển vào Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2017, năm đầu tiên trường tuyển sinh trên toàn quốcẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH

Không hộ khẩu, điểm chuẩn tăng mạnh
Thực tế tuyển sinh các năm qua đã cho thấy, việc tuyển sinh ở phạm vi rộng hơn giúp các trường tuyển được người học có chất lượng tốt hơn. Từ cơ sở này, nhiều chuyên gia cho rằng nên bỏ quy định giới hạn hộ khẩu trong tuyển sinh bậc ĐH, CĐ.
Tiến sĩ Trần Đình Lý, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, cho rằng trước bối cảnh đất nước ngày càng hội nhập quốc tế thì việc hạn chế vùng tuyển sinh trong nước là không hợp lý. “Việc giới hạn vùng tuyển sinh dẫn đến giới hạn số lượng người nộp hồ sơ xét tuyển. Khi số lượng không đáp ứng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng”, ông Lý nói.
Bỏ quy định hộ khẩu, sẽ tuyển được người giỏi - ảnh 1

TIN LIÊN QUAN

Tuyển sinh không nên căn cứ vào sổ hộ khẩu: Kinh nghiệm từ các nước

Việc tuyển sinh các trường công lập ở nước ngoài căn cứ vào những điều kiện gì để đảm bảo quyền lợi và công bằng trong việc học tập của người học là điều cần quan tâm khi chúng ta muốn tiến dần đến việc thay đổi quản lý dân cư theo cách văn minh, hiện đại.
 
 
Bỏ quy định hộ khẩu, sẽ tuyển được người giỏi - ảnh 2

Việc giới hạn vùng tuyển sinh dẫn đến giới hạn số lượng người nộp hồ sơ xét tuyển. Khi số lượng không đáp ứng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng

Bỏ quy định hộ khẩu, sẽ tuyển được người giỏi - ảnh 3
 

Tiến sĩ Trần Đình Lý
Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM

 

Điều này có thể thấy rõ khi Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2017 mở rộng phạm vi tuyển sinh ra toàn quốc. Những năm trước đó, khi chỉ tuyển thí sinh có hộ khẩu tại TP.HCM, điểm chuẩn ngành y đa khoa của trường này không cao so với các trường y khác, đặc biệt khi so sánh với Trường ĐH Y Dược TP.HCM tuyển sinh trong cả nước. Chẳng hạn điểm chuẩn đợt 1 năm 2016 ngành này của Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch chỉ 22,8 điểm và phải tuyển bổ sung đợt 1 tới 5 ngành, đợt 2 thêm 2 ngành mới đủ chỉ tiêu. Trong khi đó, cùng năm này, điểm chuẩn của Trường Y Dược TP.HCM là 26,75.

Năm 2017, ngay khi mở rộng phạm vi tuyển sinh ra cả nước, số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển vào Trường Phạm Ngọc Thạch tăng gấp 4 lần (từ 4.000 lên trên 16.400). Ngay lập tức, điểm trúng tuyển ngành y đa khoa của trường tăng vọt lên 27 điểm.
Ngay khi quyết định cho phép Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch mở rộng tuyển sinh trên phạm vi cả nước năm 2017, lãnh đạo TP.HCM (đơn vị quản lý trực tiếp trường ĐH này) đã yêu cầu trường phải xây dựng đề án mở rộng phạm vi tuyển sinh để sớm trình UBND TP.HCM phê duyệt trong tháng 9 năm nay. Tuy nhiên, trao đổi với PV Thanh Niên ngày 16.11, đại diện nhà trường cho biết hiện vẫn chưa có kế hoạch chính thức về kế hoạch tuyển sinh năm 2018.
Giới hạn vùng tuyển sẽ hạn chế chất lượng
Theo các chuyên gia, việc giới hạn hộ khẩu còn là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự chênh lệch chất lượng thí sinh trong cùng một ngành giữa phân hiệu và cơ sở chính của một trường ĐH.
Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM xác định mức điểm trúng tuyển khác nhau ở 3 cơ sở đào tạo với phạm vi tuyển sinh khác nhau. Năm 2017, điểm chuẩn ngành kỹ thuật xây dựng tại cơ sở chính (tuyển sinh trong cả nước) là 21,5 trong khi tại Cần Thơ (tuyển sinh khu vực ĐBSCL) chỉ 16,5 và Đà Lạt (dành cho thí sinh khu vực Tây nguyên) vừa bằng điểm sàn của Bộ GD-ĐT: 15,5 điểm.
Bỏ quy định hộ khẩu, sẽ tuyển được người giỏi - ảnh 4

TIN LIÊN QUAN

Tuyển sinh không nên căn cứ vào sổ hộ khẩu

Cùng với việc thay đổi hình thức quản lý bằng sổ hộ khẩu, nhiều ý kiến cho rằng cần quản lý người dân thực chất hơn theo đúng nơi họ sinh sống thực tế để đảm bảo quyền lợi và công bằng trong học tập của trẻ em.
Năm 2017 cũng là năm đầu tiên ĐH Quốc gia TP.HCM xét tuyển thí sinh có hộ khẩu thường trú 36 tháng trở lên tại tây Nam bộ cho phân hiệu tại Bến Tre. Dù đã nhận hồ sơ với mức điểm thấp hơn tại cơ sở chính nhưng số lượng thí sinh theo học cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Trước thực trạng này, theo một số chuyên gia, việc mở rộng phạm vi tuyển sinh cũng nên thực hiện với phân hiệu của các trường ĐH. Dù mục tiêu thành lập phân hiệu nhằm phục vụ đào tạo nhân lực tại chỗ cho các địa phương nhưng chính việc ràng buộc hộ khẩu, không thu hút được người học từ nơi khác đến đang tác động đến chất lượng đào tạo ở các địa phương này.
PGS-TS Phạm Văn Hiền, Phó hiệu trưởng, Giám đốc Phân hiệu Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM tại Ninh Thuận, cho biết phân hiệu đã thực hiện mở rộng phạm vi tuyển sinh ra khu vực miền Trung và Tây nguyên, năm tới sẽ đề xuất không quy định giới hạn hộ khẩu trong tuyển sinh phân hiệu này. Vì qua nhiều năm tuyển sinh điểm trúng tuyển hầu hết đều chỉ bằng mức sàn hoặc cao hơn sàn vài điểm và có sự chênh lệch đáng kể so với cơ sở chính trong cùng một ngành.
“Việc mở rộng phạm vi tuyển sinh để thu hút người học trong cả nước sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo cho phân hiệu”, PGS-TS Hiền nói.
Nên điều chỉnh cả điểm ưu tiên
Nhân việc thay đổi hình thức quản lý bằng sổ hộ khẩu, nhiều ý kiến đề xuất cần tiến hành rà soát và điều chỉnh chính sách ưu tiên khu vực trong tuyển sinh. Hiện tại dựa trên hộ khẩu thường trú của thí sinh để phân thành 4 đối tượng ưu tiên theo khu vực: khu vực 3 (không được cộng điểm), khu vực 2 (cộng nửa điểm), khu vực 2 – nông thôn (cộng 1 điểm) và khu vực 1 (cộng 1,5 điểm). Theo chính sách ưu tiên áp dụng nhiều năm nay, 1 thí sinh được hưởng ưu tiên khu vực và đối tượng được cộng tối đa 3,5 điểm.
Theo thạc sĩ Cổ Tấn Anh Vũ, Trưởng phòng Tuyển sinh Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, chính sách ưu tiên nên duy trì vì điều kiện học tập của thí sinh ở các vùng miền có sự chênh lệch. Tuy nhiên, cần rút ngắn mức điểm ưu tiên giữa các khu vực xuống 0,25 điểm thay vì 0,5 như hiện nay. Quan trọng không kém là cần rà soát để có căn cứ tính khu vực ưu tiên cho hợp lý hơn. “Học sinh của TP.Đà Lạt được hưởng ưu tiên tối đa là khu vực 1 để cộng 1,5 điểm trong khi điều kiện học tập tốt hơn nhiều khu vực khác của tỉnh Lâm Đồng là không hợp lý”, thạc sĩ Vũ nói.
Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GD-ĐT), cũng cho rằng cần rà soát, nghiên cứu đánh giá lại xem có bao nhiêu thí sinh được hưởng ưu tiên bị lưu ban, bỏ học và có bao nhiêu người trở về khu vực nơi có hộ khẩu thường trú để làm việc, chất lượng và hiệu quả làm việc của các đối tượng này ra sao…

 

Hà Ánh