12/01/2025

Giá điện mới: xài nhiều giá cao để khuyến khích tiết kiệm?

Các chuyên gia cho rằng việc tính toán 6 bậc giá cho điện sinh hoạt chưa hợp lý vì mức tiêu thụ mà người dân sử dụng nhiều lại bị áp giá cao.

 

Giá điện mới: xài nhiều giá cao để khuyến khích tiết kiệm?

 

Các chuyên gia cho rằng việc tính toán 6 bậc giá cho điện sinh hoạt chưa hợp lý vì mức tiêu thụ mà người dân sử dụng nhiều lại bị áp giá cao.

 

 

Giá điện mới: xài nhiều giá cao để khuyến khích tiết kiệm? - Ảnh 1.

Theo biểu giá điện mới, giá điện dùng trong kinh doanh sẽ tăng. Trong ảnh: nhân viên EVN vận hành trạm biến áp cấp điện cho sản xuất kinh doanh ở Hà Nội – Ảnh: T.H.

Dự thảo quyết định của Thủ tướng về cơ cấu biểu giá điện bán lẻ do Bộ Công thương soạn thảo vẫn giữ nguyên 6 bậc và tính theo hình thức luỹ tiến. 

Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công thương), việc sửa đổi cơ cấu biểu giá điện là cần thiết. 

Trong khi đó, lý giải về việc giữ nguyên khung giá bán lẻ điện cho sinh hoạt, Bộ Công thương cho biết khung giá này được xem xét, nghiên cứu theo hướng nhằm khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả và dựa trên kinh nghiệm nhiều nước trong ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nam Phi…

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, không đồng tình với quan điểm này. 

 

 

Ông Ngãi cho biết trước đây hiệp hội đã đề xuất giảm từ 6 bậc xuống chỉ còn 3 bậc. Lý do, cách tính 6 bậc hiện nay không chỉ phức tạp mà chưa thực sự mang lại lợi ích cho đại đa số người dân. 

“Cách tính 6 bậc hiện nay chia quá nhiều bậc. Nên kéo giãn bậc thang ra, không nên để sát bậc thang quá, ảnh hưởng tới nhiều đối tượng. Còn cách tính hiện nay đang đánh vào túi tiền người bình dân”, ông Ngãi nói.

Từ năm 2014 khi biểu giá điện bán lẻ cho hộ sinh hoạt với 6 bậc thang được đưa ra, đã có nhiều ý kiến không đồng tình. 

Đến tháng 3-2015, Bộ Công thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã phải tổ chức hội thảo để lấy ý kiến góp ý cho đề án cải tiến cơ cấu biểu giá điện. 

Tại thời điểm đó, một số phương án được đưa ra như giữ nguyên 6 bậc; quy định mức đồng giá là 1.747 đồng/kWh; rút gọn biểu giá điện xuống còn 3 hoặc 4 bậc (theo 5 kịch bản).

Không hợp lý, cần thay đổi

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Tiến Thỏa, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), từng là đại diện công ty tư vấn cho EVN thực hiện đề án cải tiến cơ cấu biểu giá điện – cho biết sau khi lấy ý kiến góp ý, EVN báo cáo Chính phủ và thống nhất “khi nào điều chỉnh giá điện sẽ làm luôn”. 

Nay Bộ Công thương vẫn giữ 6 bậc, ông Thoả cho rằng không hợp lý, cần phải cải tiến và rút ngắn. Bậc thang có nhiều hộ dân sử dụng nhất là 150 kWh, giá bán lẻ điện nên được tính thấp hơn, chỉ bằng 95,5% của mức giá bình quân, chứ không phải là cao hơn giá bình quân như hiện nay.

Cũng từng là chuyên gia được mời góp ý và không ủng hộ phương án 6 bậc thang, TS Ngô Trí Long, chuyên gia về giá, vẫn giữ nguyên quan điểm: đời sống người dân tăng lên, nếu dùng từ trên 100 kWh đã phải chịu mức giá cao hơn giá điện bình quân là không phù hợp.

Giá điện mới: xài nhiều giá cao để khuyến khích tiết kiệm? - Ảnh 2.

NGỌC AN