12/01/2025

Dấu ấn Abe trên bàn cờ địa chính trị mới

Những chuyển động chính trị gần đây tại khu vực phần nào cho thấy vai trò rất lớn về mặt chiến lược của Nhật Bản nói chung và Thủ tướng Shinzo Abe nói riêng.

 

Dấu ấn Abe trên bàn cờ địa chính trị mới.

Những chuyển động chính trị gần đây tại khu vực phần nào cho thấy vai trò rất lớn về mặt chiến lược của Nhật Bản nói chung và Thủ tướng Shinzo Abe nói riêng.



 

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đến Đà Nẵng tham dự Hội nghị cấp cao APEC /// Ảnh: Độc Lập

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đến Đà Nẵng tham dự Hội nghị cấp cao APECẢNH: ĐỘC LẬP.

Châu Á vừa trải qua hơn một tuần lễ đầy sôi động với loạt sự kiện quan trọng, thu hút những nhà lãnh đạo quyền lực của thế giới. Tổng thống Mỹ Donald Trump lần đầu công du châu Á, mở ra cách tiếp cận rõ ràng hơn trong chính sách với khu vực. Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có cơ hội được tái sinh với tên gọi mới Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Trong tất cả những chuyển động đó, có dấu ấn không nhỏ của nhà lãnh đạo Nhật Bản Shinzo Abe.
Ấn Độ – Thái Bình Dương
Trong bài phát biểu tại VN, Tổng thống Trump đã nhiều lần nhắc đến “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”, nhưng thực tế khái niệm này khởi nguồn từ chính sách đối ngoại của Thủ tướng Abe từ nhiều năm qua.
Dấu ấn Abe trên bàn cờ địa chính trị mới - ảnh 1

TIN LIÊN QUAN

Indo-Pacific trong định hình của Mỹ

Trong bài phát biểu tại Việt Nam ngày 10.11, Tổng thống Mỹ Donald Trump nhiều lần nhắc đến Indo-Pacific (khu vực liên Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương), kèm theo lời nhấn mạnh về một “Indo-Pacific tự do và rộng mở”.
Theo trang Scroll.in, phát biểu trước quốc hội Ấn Độ vào năm 2007, ông Abe đã đề cập “một châu Á rộng lớn hơn” với sự hội tụ của hai đại dương lớn là Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Khu vực rộng lớn mà ông mong muốn bao gồm cả Mỹ và Úc, sẽ là mạng lưới cởi mở và minh bạch, cho phép người dân, dòng vốn, hàng hoá và tri thức lưu thông trong một khuôn khổ tự do và thịnh vượng cùng với vành đai bên ngoài lục địa Á – Âu.
Ý tưởng lúc đó vẫn chưa được định hình rõ ràng và phải đến 5 năm sau, khi trở lại vị trí đứng đầu chính phủ, ông Abe mới nêu rõ kế hoạch về một “Liên minh kim cương” hay “Tứ giác an ninh dân chủ châu Á” để làm nền tảng cho chiến lược của mình. Liên minh này gồm Nhật Bản, Ấn Độ, Mỹ và Úc, nhằm đảm bảo an ninh tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Từ đây, hàng loạt chuyển biến thực sự được ươm mầm để tăng cường hợp tác giữa các nước liên quan, bao gồm cả quốc phòng, thương mại.
Theo giới chuyên gia, ban đầu Úc và Ấn Độ khá e dè với ý tưởng trên, nhưng kể từ khi khu vực châu Á – Thái Bình Dương “trở nên hẹp đi” với sự trỗi dậy của Trung Quốc, hai nước này đã đổi ý. Ngày 12.11 vừa qua, đại diện “bộ tứ” trên lần đầu tiên nhóm họp ở cấp sự vụ bên lề Hội nghị cấp cao ASEAN tại Philippines. Lúc này, phái đoàn Nhật Bản đóng vai trò chủ trì hội nghị. Vẫn chưa có một liên minh chính thức nào ra đời, nhưng việc Bộ Ngoại giao 4 nước cùng ra thông cáo chia sẻ về một “khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do, rộng mở, thịnh vượng và bao trùm” sau cuộc họp cho thấy mức độ hợp tác giữa 4 bên đã được tăng cường.
Theo chuyên san The Diplomat, Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương hay kế hoạch “Liên minh kim cương” chính là chiến lược nhằm sắp xếp lại bàn cờ địa chính trị, để giảm ảnh hưởng của Trung Quốc. Đây cũng là điều phù hợp với lợi ích và định hướng chiến lược của cả 4 bên. Lập luận trên phần nào lý giải được phản ứng của Bộ Ngoại giao Trung Quốc sau cuộc gặp, khi người phát ngôn Cảnh Sảng cảnh báo hợp tác khu vực không nên bị chính trị hoá hay loại trừ (một bên khác – NV).
Từ TPP đến CPTPP
Ngoài đi đầu trong chính sách an ninh, ông Abe còn là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự hồi sinh của Hiệp định Thương mại TPP. Dĩ nhiên, TPP hiện không còn Mỹ, các nước còn lại phải đàm phán và nhượng bộ nhau để tạo ra hướng đi chung. Thủ tướng Abe đã thực hiện đúng cam kết của mình khi Nhật là thành viên đầu tiên phê chuẩn TPP phiên bản gốc, dù khi đó vẫn còn những trở ngại trong nước. Ngay sau khi Mỹ rút, Nhật cũng đi đầu trong việc tìm cách để cứu hiệp định thương mại này. Ông Abe thì tuyên bố sẽ theo đuổi đến cùng và bày tỏ mong muốn đóng vai trò dẫn dắt.
Dấu ấn Abe trên bàn cờ địa chính trị mới - ảnh 2

TIN LIÊN QUAN

Bước ngoặt mới của TPP

Tiến trình đàm phán TPP sẽ tiếp tục với tên gọi Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương.
Tới cuối tháng 5, đại diện 11 nước còn lại của hiệp định tham gia vòng đàm phán đầu tiên. Trước khi các nhà lãnh đạo 11 nước có cơ hội gặp nhau tại VN, Nhật lại tiếp tục xốc lại tinh thần cho TPP bằng vòng đàm phán ở Chiba để cùng thống nhất những nội dung sơ bộ. Trên cương vị đồng chủ trì vòng đàm phán bên lề APEC tại Đà Nẵng vừa qua, Nhật tiên phong đưa ra gói thỏa thuận cuối cùng để bộ trưởng các nước bàn thảo. Sau một loạt diễn biến được đánh giá là khó khăn và bất ngờ, cuối cùng TPP phiên bản mới cũng tiến được một bước dài. Mặc dù tiến trình đàm phán sẽ còn rất lâu dài, nhưng TPP được hồi sinh, chắc chắn phải kể đến sự đóng góp lớn của Nhật và bản thân ông Abe.
Khi đánh giá về TPP, các chuyên gia cho rằng đây là cơ chế hợp tác thương mại được thiết lập nhằm đối trọng với Trung Quốc. Với việc thúc đẩy và nỗ lực cứu vớt hiệp định này, Thủ tướng Abe thêm một lần nữa khẳng định vai trò của mình trong bàn cờ khu vực.
Dấu ấn Abe trên bàn cờ địa chính trị mới - ảnh 3

 
 


Ngọc Mai