29/11/2024

Indo-Pacific trong định hình của Mỹ

Trong bài phát biểu tại Việt Nam ngày 10.11, Tổng thống Mỹ Donald Trump nhiều lần nhắc đến Indo-Pacific (khu vực liên Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương), kèm theo lời nhấn mạnh về một “Indo-Pacific tự do và rộng mở”.

 

Indo-Pacific trong định hình của Mỹ.

Trong bài phát biểu tại Việt Nam ngày 10.11, Tổng thống Mỹ Donald Trump nhiều lần nhắc đến Indo-Pacific (khu vực liên Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương), kèm theo lời nhấn mạnh về một “Indo-Pacific tự do và rộng mở”.


 

 

Tổng thống Mỹ Donald Trump nhiều lần nhắc đến Indo-PacificREUTERS.

Tất cả nhằm gửi gắm 3 ý nghĩa quan trọng. Thứ nhất, nếu trước đây Mỹ chỉ đề cập Asia-Pacific (châu Á – Thái Bình Dương) thì nay là Indo-Pacific. Khái niệm mới nối kết một khu vực rộng lớn từ Đông Bắc Á kết hợp Đông Nam Á và mở đến Ấn Độ Dương.

Thứ hai, kết hợp cùng những nội dung khác trong bài phát biểu, Tổng thống Trump nhấn mạnh vai trò của Ấn Độ đối với Indo-Pacific. Thời gian qua, quan hệ Mỹ – Ấn ngày càng phát triển. Gần đây, Ấn Độ không ngừng tăng cường các mối quan hệ ở Thái Bình Dương như với Việt Nam, Nhật Bản và Úc. Trong bối cảnh này, New Delhi có thể đóng vai trò lớn hơn cho sự phát triển chung của Indo-Pacific.
Thứ ba, khái niệm Indo-Pacific thực tế bắt nguồn từ chính sách đối ngoại của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Thủ tướng Abe có hẳn kế hoạch hình thành “liên minh kim cương” bao gồm Ấn Độ – Nhật – Mỹ – Úc để đảm bảo cho an ninh khu vực liên Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương trong bối cảnh mới.
Việc Tổng thống Trump nhấn mạnh khái niệm này khi tham dự APEC cho thấy Washington đồng thuận với chiến lược của Tokyo, đồng thời đánh giá cao vai trò của Nhật trong một “Indo-Pacific tự do và rộng mở”.

 

TS Satoru Nagao 
(Chuyên gia về vấn đề quốc tế tại Đại học Gakushuin, Nhật Bản)