11/01/2025

Doanh nghiệp ngoại chỉ thích nhập xe?

Thay vì được bán ra thị trường VN vào đầu 2018, Toyota VN mới đây cho biết sẽ tạm hoãn bán 2 mẫu xe Toyota Wigo và Toyota Fortuner mới ở thị trường trong nước.

 

Doanh nghiệp ngoại chỉ thích nhập xe?

Thay vì được bán ra thị trường VN vào đầu 2018, Toyota VN mới đây cho biết sẽ tạm hoãn bán 2 mẫu xe Toyota Wigo và Toyota Fortuner mới ở thị trường trong nước.




 

‘Siết’ nhập khẩu ô tô sẽ giúp bảo vệ lợi ích người tiêu dùng trong nướcẢNH: NGỌC DƯƠNG.

 

 

 Nguyên nhân là do tác động của Nghị định (NĐ) 116 của Chính phủ ban hành ngày 17.10 quy định điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô.
Áp lực nới điều kiện nhập khẩu?
Có 2 nguyên nhân có thể dẫn đến động thái này. Thứ nhất, doanh nghiệp (DN) không đáp ứng được các điều kiện của NĐ 116. Tuy nhiên, Toyota VN là nhà sản xuất ô tô có vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất tại thị trường nội địa nên nguyên nhân này chưa thuyết phục. Thứ hai, động thái này nhằm “áp lực” Chính phủ nới lỏng điều kiện nhập xe nguyên chiếc. Nguyên nhân này là có cơ sở bởi hồi đầu năm, ông Takimoto Koji, Trưởng đại diện Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản tại TP.HCM thừa nhận, một số DN ô tô nước này có thể rút khỏi VN khi thuế nhập khẩu xe từ ASEAN giảm còn 0%. 

 
 
Ông Nguyễn Đông Phong, Phó trưởng phòng Chất lượng xe cơ giới – Cục Đăng kiểm, nhận xét: Về lo ngại của VAMA liên quan việc khó khăn trong khác biệt về vị trí người lái, tiêu chuẩn khí thải hay khác biệt kỹ thuật khác giữa xe bán ở thị trường khác nhau khiến Cục có thể không chấp nhận, quan điểm của Cục là xe có nhập ở đâu, khi về VN cũng phải bị điều chỉnh bởi nhiều luật khác tại VN. Một khi đã không phù hợp thì có giấy chứng nhận hay không cũng không thể được chấp thuận.

 


Chưa kể khoảng 1 tuần sau khi NĐ 116 được ban hành, Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô VN (VAMA) đã có văn bản kiến nghị gửi Thủ tướng cùng các bộ ngành phản đối một số điều kiện vì cho rằng, nó sẽ khiến hoạt động kinh doanh của các thành viên trong hiệp hội bị ảnh hưởng nặng nề.
Cụ thể, theo VAMA, việc yêu cầu nhà nhập khẩu phải cung cấp bản sao Giấy chứng nhận chất lượng, kiểu loại ô tô nhập khẩu (được cấp bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài), có thể trở thành “rào cản” lớn, bởi loại giấy tờ này không tồn tại ở nhiều nước. VAMA e ngại ngay cả các quốc gia có cấp giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại này, sự khác biệt về hệ thống đăng kiểm và tiêu chuẩn so với VN khiến Cục Đăng kiểm có thể sẽ không chấp thuận.
Hay quy định “mẫu ô tô đại diện cho từng kiểu loại ô tô trong lô xe nhập khẩu phải được kiểm tra, thử nghiệm về khí thải và chất lượng an toàn kỹ thuật” cũng bị VAMA đánh giá là không có ý nghĩa về mặt quản lý chất lượng, làm kéo dài thời gian thông quan, lãng phí chi phí. Rồi quy định yêu cầu DN sản xuất, lắp ráp ô tô cần phải có đường thử xe chiều dài tối thiểu 800 m thì các thành viên VAMA có thể phải đối mặt với khó khăn để tìm thêm đất và đầu tư cho việc xây dựng đường thử mới hay mở rộng đường thử…
“Siết” để bảo vệ người tiêu dùng
Đặt vấn đề này lên bàn DN có nhập khẩu ô tô, ông Bùi Kim Kha, Phó tổng giám đốc ô tô Trường Hải (THACO) – đồng thời cũng là Phó chủ tịch VAMA, lại cho rằng các quy định nêu trên hoàn toàn không ảnh hưởng.
Dẫn chứng cụ thể việc THACO nhập xe Mazda2, Mazda BT50, Kia, Peugeot về VN không hề gặp vướng mắc gì, ông Kha cho rằng giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại là cơ sở đảm bảo cho linh kiện, hệ thống, các tổng thành trên xe đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật. Đây cũng là một trong các căn cứ để kiểm tra, chứng nhận về chất lượng an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường theo quy định hiện hành.
Việc chạy thử xe sau khi sản xuất, lắp ráp cũng là việc rất quan trọng, đảm bảo cho xe đạt chất lượng trước khi xuất xưởng. Nếu đường thử xe không đáp ứng tiêu chuẩn, không bố trí được các địa hình thử theo quy định sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của xe xuất xưởng.
Đồng tình, ông Bùi Ngọc Huyên, Tổng giám đốc Công ty ô tô Xuân Kiên (Vinaxuki), chỉ rõ hơn 20 năm qua, các công ty lắp ráp được ưu đãi khi thuế nhập nguyên chiếc cao hơn thuế nhập phụ tùng từ 3 – 5 lần.
Còn sắp tới, khi thuế suất bằng 0%, thuế phụ tùng từ ASEAN cũng về 0%, trong khi vốn đầu tư cho lắp ráp đã thu hồi xong từ lâu thì họ chả dại gì mà đầu tư nội địa hóa. “NĐ116 chủ yếu quy định những điều kiện đảm bảo chất lượng xe, kiểm soát lại điều kiện nhập xe quá lỏng lẻo bao lâu nay, từng bước chủ động nội địa hoá, xoá bỏ chính sách chờ đợi các hãng ô tô lớn từ nước ngoài vào đầu tư”, ông Huyên nêu ý kiến.
Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM, đánh giá những điều khoản được quy định tại NĐ 116 sẽ tạo nên cơ chế tối ưu đảm bảo sự công bằng giữa sản xuất lắp ráp trong nước và nhập khẩu. Quan trọng hơn, việc siết chặt điều kiện đối với DN trong sản xuất, lắp ráp nhập khẩu ô tô nhằm hướng tới bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng cho người tiêu dùng trong việc sử dụng một sản phẩm có tác động trực tiếp đến an toàn, tính mạng của nhiều người. “Việc siết chặt các điều kiện về sản xuất, lắp ráp ô tô không chỉ giúp cho chiến lược phát triển ô tô của VN đạt hiệu quả tối ưu mà còn hạn chế bớt DN chưa có kinh nghiệm tham gia vào thị trường này”.
Doanh nghiệp ngoại chỉ thích nhập xe? - ảnh 1

TIN LIÊN QUAN

8 tháng, Việt Nam nhập khẩu gần 65.500 ô tô

Số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy Thái Lan đang dẫn đầu về xuất khẩu ô tô nguyên chiếc sang Việt Nam kể từ tháng 1 đến hết tháng 8.

Hà Mai