28/11/2024

Kỹ năng làm việc ở công ty nước ngoài

Những công ty nước ngoài rất chuộng người cầu tiến, dám thay đổi, sẵn sàng học hỏi từ người có kinh nghiệm đi trước. Hãy bắt đầu trở thành một con người như thế ngay từ hôm nay.

 

Kỹ năng làm việc ở công ty nước ngoài.

Những công ty nước ngoài rất chuộng người cầu tiến, dám thay đổi, sẵn sàng học hỏi từ người có kinh nghiệm đi trước. Hãy bắt đầu trở thành một con người như thế ngay từ hôm nay.

 

 

Lao động VN làm việc cho một công ty của Mỹ, đóng tại tỉnh Bình Dương /// Ảnh: Lê Thanh

 

Lao động VN làm việc cho một công ty của Mỹ, đóng tại tỉnh Bình DươngẢNH: LÊ THANH

Đó là một trong nhiều lời khuyên của chuyên gia gửi đến những bạn trẻ muốn làm việc ở các công ty nước ngoài.
Giao tiếp – kỹ năng không thể xem nhẹ
Nếu bạn chưa có nhiều kỹ năng để hòa nhập hoàn hảo trong môi trường làm việc nước ngoài, đừng vội nản lòng. “Điều đầu tiên bạn cần là viết ra những kỹ năng bạn nắm vững, chưa thực sự tốt, còn thiếu và bắt tay vào hoàn thiện dần trong tương lai qua một bản kế hoạch tràn đầy quyết tâm. Những công ty nước ngoài rất thích những người cầu tiến, dám thay đổi, sẵn sàng học hỏi từ người có kinh nghiệm đi trước. Hãy bắt đầu trở thành một con người như thế ngay từ hôm nay”, bà Ngô Thị Kim Quyên, Giám đốc Công ty xuất khẩu lao động Vihatico, chi nhánh TP.HCM, khuyên.
Kỹ sư Nguyễn Hồng Phúc, Giám đốc Công ty TNHH Hồng Phúc (Q.Gò Vấp, TP.HCM), từng có thời gian hợp tác lao động tại Nhật từ năm 2010 – 2013 chia sẻ: “Môi trường quốc tế yêu cầu bạn phải giao tiếp bằng tiếng Anh với người quản lý và đồng nghiệp nước ngoài. Đây cũng là kỹ năng cần thiết nhất để bạn có thể kết nối với mọi người trong môi trường làm việc chuyên nghiệp. Tuy nhiên, đó thường là áp dụng chuẩn cho cấp bậc chuyên gia, còn nếu chỉ là lao động phổ thông, thường họ yêu cầu bạn biết ngôn ngữ của đất nước nơi bạn đến làm việc”.
Kỹ năng làm việc ở công ty nước ngoài - ảnh 1

TIN LIÊN QUAN

Những câu chuyện tuyển dụng cười ra nước mắt

Sử dụng mẫu đơn xin việc có từ thời ‘xưa ơi là xưa’, khi được gọi đi phỏng vấn thì… ngủ quên hoặc ngại trời mưa. Rất nhiều câu chuyện dở khóc dở cười của ứng viên khiến nhà tuyển dụng lắc đầu ngao ngán.

Còn anh Quách Hoàng Vũ (làm việc về lĩnh vực công nghệ thông tin tại Mỹ) cho rằng: “Khác biệt về văn hóa và tư duy chính là lý do để kỹ năng giao tiếp trở thành một yếu tố không thể xem nhẹ khi phát triển sự nghiệp trong các công ty đa quốc gia. Chỉ có giao tiếp hiệu quả mới giúp bạn lắng nghe, hiểu và cùng làm việc tốt trong một tập thể. Việc luyện kỹ năng này cần một quá trình dài nên hãy bắt đầu từ đồng nghiệp ngồi gần bạn nhất trong công ty. Hãy làm quen, trò chuyện về công việc và khi thân hơn có thể hỏi thăm về cuộc sống của nhau. Điều này cũng giúp tạo không khí thoải mái trong nhóm làm việc của bạn. Sau đó, bạn tiếp tục nâng cao kỹ năng giao tiếp với đồng nghiệp phòng ban khác, sếp, đối tác, khách hàng… tuỳ theo tính chất công việc của bạn”.
Biết cách giải quyết vấn đề
Phải có kỹ năng giải quyết vấn đề, đó là khẳng định của thạc sĩ Lê Huy Bình (ngụ Q.Tân Bình, TP.HCM), người từng du học tại ĐH Cambridge (Anh), sau đó có thời gian ở lại quốc gia này làm việc gần 3 năm. Anh Bình cho biết: “Kỹ năng này đòi hỏi bạn phải luyện cách tư duy nhằm tìm ra giải pháp tốt cho những vấn đề trong công việc. Các sếp trong công ty nước ngoài rất thích những người biết tư duy để giải quyết vấn đề bởi vì điều quan trọng nhất với người quản lý là mọi việc hoàn thành”.
Theo anh Bình, để nâng cao khả năng này, bạn trẻ có thể bắt đầu bằng cách đặt câu hỏi tại sao với những tình huống thường gặp trong công việc, tìm ra nguyên nhân gốc rễ của một vấn đề càng cụ thể càng tốt, từ đó đặt ra các giải pháp phù hợp nhằm giải quyết lý do cốt lõi. Đừng nôn nóng nếu ban đầu bạn giải quyết chưa tốt. Thực tế cho thấy chính những lần sai mới làm bạn nhớ rõ và có những cách giải quyết khác ổn hơn trong lần sau. “Chỉ cần không lặp lại những sai lầm cũ thì bạn sẽ nhanh tiến bộ và thay đổi sớm thôi”, anh Bình đúc kết.


Lê Thanh