10/01/2025

Dạy học theo hướng giải quyết tình huống

Không thể học môn giáo dục công dân theo kiểu sách vở, lý thuyết mà phải tạo tình huống để học sinh tìm cách giải quyết vấn đề.

 

Dạy học theo hướng giải quyết tình huống.

Không thể học môn giáo dục công dân theo kiểu sách vở, lý thuyết mà phải tạo tình huống để học sinh tìm cách giải quyết vấn đề.


 

Giờ học môn giáo dục công dân tại  một trường THPT ở TP.HCM 	
 /// Ảnh: Đào Ngọc Thạch

 

Giờ học môn giáo dục công dân tại một trường THPT ở TP.HCMẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH

Nhiều giáo viên (GV) các trường THPT tại TP.HCM đã bắt đầu thay đổi cách dạy, cách học môn giáo dục công dân theo hướng không gạo bài kiểu thuộc lòng.
Vấn đề gần gũi trong cuộc sống hằng ngày
Qua đề thi THPT quốc gia năm 2017, các GV môn giáo dục công dân đã có định hình về cấu trúc và cách biên soạn câu hỏi trắc nghiệm, từ đó xây dựng kế hoạch giảng dạy cho học sinh (HS) lớp 12 ngay đầu năm học.
Ông Tạ Công Minh, GV Trường THPT Marie Curie (Q.3), cho hay: “Sau khi tham khảo các mã đề trong kỳ thi vừa qua, nếu học theo kiểu thuộc lòng thì HS chỉ có thể trả lời được 10 câu hỏi đầu. 30 câu hỏi còn lại đều cần các em thể hiện sự hiểu, tư duy, suy luận để chọn đúng đáp án”.
Tương tự, GV Lê Thị Lý, Tổ trưởng Tổ giáo dục công dân Trường THPT Trần Khai Nguyên (Q.5), nói rằng việc vững kiến thức trong sách giáo khoa là điều đương nhiên HS phải đáp ứng. Tuy nhiên, nội dung câu hỏi trong bài thi là các tình huống liên quan đến luật nên nếu không hiểu thì HS không thể tìm đúng đáp án. Bởi nếu chỉ học thuộc mà không hiểu thì khi gặp đáp án nhiễu tương tự đáp án đúng, HS sẽ dễ lựa chọn nhầm hoặc rất mất thời gian phân biệt.
Dạy học theo hướng giải quyết tình huống  - ảnh 1

TIN LIÊN QUAN

Để giáo dục công dân thành môn chính

Theo dự kiến đổi mới chương trình – sách giáo khoa phổ thông sau năm 2015, cùng ngữ văn, toán, ngoại ngữ, giáo dục công dân sẽ là môn học bắt buộc từ tiểu học đến hết THPT.
Từ chỗ cho rằng học vẹt, học thuộc lòng sẽ “không còn chỗ đứng” nên hầu hết các GV đều nhấn mạnh HS phải linh hoạt vận dụng kiến thức để xử lý tình huống. Cô Lý cho rằng trong quá trình học, cần chú ý các ví dụ vận dụng luật để giải quyết tình huống. Chẳng hạn trong tình huống: “B và T là bạn thân, học cùng lớp với nhau. Khi giữa hai người nảy sinh mâu thuẫn, T đã tung tin xấu, bịa đặt về B trên Facebook. Nếu là bạn học cùng lớp với T và B, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây cho phù hợp với quy định của pháp luật?”.
Theo cô Lý, trên thực tế, tình huống này không hiếm và đã có không ít hệ quả đáng tiếc từ những mâu thuẫn trên mạng xã hội mà do chính những người dùng cố tình hoặc vô tình gây ra. Các đáp án như
C – Khuyên B nói xấu lại T trên Facebook, hoặc D – Chia sẻ thông tin đó trên Facebook là khá phổ biến. Tuy nhiên, từ khoá ở đây là “lựa chọn cách ứng xử… cho phù hợp với quy định của pháp luật” và dĩ nhiên chỉ có đáp án B – Khuyên T gỡ bỏ tin vì đã xâm phạm nhân phẩm, danh dự của người khác là phù hợp với pháp luật.
Dẫn dắt thay cho truyền giảng
Nhiều GV cho hay khối lượng kiến thức về pháp luật rất nhiều và nặng. Ví dụ luật giao thông 89 điều, luật phòng chống tham nhũng 92 điều… cùng các văn bản quy phạm pháp luật đòi hỏi HS có thông tin tổng quát. Do vậy, nếu GV thực hiện phương pháp dạy truyền thống khó có thể giúp HS giải quyết khối lượng kiến thức khổng lồ như vậy.
Để học trò học và hiểu luật một cách nhẹ nhàng nhất, từ đó biết cách vận dụng vào giải quyết các tình huống, theo cô Lê Thị Lý, có thể áp dụng các mô hình như lớp học đảo ngược, sơ đồ tư duy hay phiên tòa giả định. Chẳng hạn khi thực hiện lớp học đảo ngược về luật bảo hiểm y tế, GV phân công học sinh tìm hiểu bài học trước và chuẩn bị các chủ đề kiến thức. Sau đó đến tiết học chính thức, thay vì ngồi nghe GV giảng thì các nhóm thay phiên nhau trình bày hiểu biết của mình về luật dưới các hình thức như tiểu phẩm, tranh vẽ…
“GV giữ vai trò gợi mở để HS thảo luận và mạnh dạn đưa ra những thắc mắc cần giải đáp. Cũng chính vì tự trang bị kiến thức trước nên các câu hỏi của HS cũng chuyên sâu hơn, đòi hỏi GV cũng phải tự bồi dưỡng thêm kiến thức cho bản thân để giải đáp kịp thời cho các em”, cô Lý chia sẻ.
Dạy học theo hướng giải quyết tình huống  - ảnh 2

TIN LIÊN QUAN

Học và thi môn giáo dục công dân không khó

Lần đầu tiên, môn giáo dục công dân (GDCD) trở thành môn thi vừa để xét tốt nghiệp THPT vừa để xét tuyển vào ĐH, CĐ do vậy học sinh không tránh khỏi những lo lắng.
Còn theo ông Tạ Công Minh, người dạy không thể sử dụng lại bộ giáo án, nội dung bài giảng từ những năm trước mà phải biên soạn tài liệu giảng dạy phù hợp. Từ nội dung sách giáo khoa, GV chắt lọc những kiến thức cốt lõi, từ đó dẫn dắt HS vào các tình huống cụ thể thì mới hiểu, vận dụng; Chủ động mở rộng kiến thức, cập nhật thông tin sự kiện diễn ra trong xã hội để chuyển đổi sao cho HS dễ tiếp cận.
GV Nguyễn Phạm Phúc, Trường THPT Gia Định (Q.Bình Thạnh), cho biết về phía HS cũng phải học một cách chủ động, không nên “phó mặc” vào thầy cô. “Thầy cô là người dẫn dắt, hướng dẫn còn chính các em cũng phải tích cực “theo dòng thời sự”. Trước mỗi sự việc nổi bật mà xã hội đang quan tâm, nên phân tích, đánh giá, suy luận theo góc độ pháp luật hay bằng các kiến thức mình đã học”, GV này nói.
 


Bích Thanh