11/01/2025

Đặc khu phải giúp đột phá kinh tế: ‘Lò ấp’ mô hình thể chế mới

Dự kiến thu nhập của người dân tại 3 đặc khu kinh tế sắp hình thành của VN sẽ gấp 5 – 7 lần so với mức trung bình của cả nước.

 

Đặc khu phải giúp đột phá kinh tế: ‘Lò ấp’ mô hình thể chế mới.

 

Dự kiến thu nhập của người dân tại 3 đặc khu kinh tế sắp hình thành của VN sẽ gấp 5 – 7 lần so với mức trung bình của cả nước.




Vân Phong (Khánh Hoà) là 1 trong 3 đề án lập đặc khu vừa được trình Quốc hộiẢNH: NGUYỄN CHUNG.

Thu nhập người dân sẽ tăng mạnh
Theo dự thảo dự án luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt, việc mở cửa thị trường tại các đặc khu kinh tế (ĐKKT) gần như hoàn toàn. Ví dụ cắt giảm tối đa danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện; miễn thuế thu nhập cá nhân cho các nhà khoa học, chuyên gia lên đến 10 năm; áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong thời gian 30 năm; miễn thuế xuất nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng cho nhiều loại hàng hoá… 

 
 
Đặc khu phải giúp đột phá kinh tế: 'Lò ấp' mô hình thể chế mới - ảnh 1
Đặc khu kinh tế nếu hoạt động thành công có thể nhân rộng trên cả nước, bỏ chính quyền cấp xã và huyện, làm tinh gọn bộ máy quản lý nhà nước
Đặc khu phải giúp đột phá kinh tế: 'Lò ấp' mô hình thể chế mới - ảnh 2
 
PGS-TS Võ Trí Hảo
 


Với những ưu đãi mang tính đột phá và đặc biệt về thể chế, Bộ Kế hoạch – Đầu tư (cơ quan soạn thảo luật) kỳ vọng trong vài năm tới, 3 đặc khu sẽ thu hút được hàng chục tỉ USD vốn đầu tư, tạo ra giá trị gia tăng hàng chục tỉ USD. Ước tính khoảng đến năm 2020, đặc khu Phú Quốc sẽ đạt mức thu nhập bình quân đầu người 5.000 USD (gấp đôi thu nhập bình quân cả nước hiện nay) và tới năm 2030, cả 3 đặc khu sẽ vượt ngưỡng thu nhập trung bình của người dân từ 12.000 – 13.000 USD/người/năm.
Tuy nhiên các chuyên gia đều cho rằng các ưu đãi về thuế, phí ở ĐKKT chỉ là bước “mồi” đầu tiên. Bởi quan trọng nhất vẫn là môi trường thể chế thông thoáng cho DN mới là cái neo giữ họ lâu dài. PGS-TS Võ Trí Hảo, Phó trưởng khoa Luật (Trường ĐH Kinh tế TP.HCM), nhận định rằng các ĐKKT sẽ mạnh dạn ứng dụng thành tựu khoa học vào nhiều hoạt động khác giúp gia tăng nhiều lợi ích. “Do đó, bên cạnh việc thu nhập của người dân có khả năng tăng mạnh thì từ ĐKKT nếu hoạt động thành công có thể nhân rộng trên cả nước, bỏ chính quyền cấp xã và huyện, làm tinh gọn bộ máy quản lý nhà nước”, PGS-TS Võ Trí Hảo nhấn mạnh.
Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế, TS Trần Du Lịch, đại biểu Quốc hội, cho hay đề án còn nhiều chi tiết để hoàn thiện, song tư tưởng chung là ông ủng hộ. Ông Lịch cũng cho biết vừa nhận 3 đề án chi tiết thành lập 3 đặc khu Vân Đồn, Phú Quốc và Bắc Vân Phong để góp ý tại kỳ họp.
TS Trần Du Lịch nhận xét: “Nổi bật trong các đề án luật và cả đề án thành lập các đặc khu là đề xuất tổ chức về cơ quan hành chính rất tiến bộ. Vấn đề chúng ta đang băn khoăn là có nên duy trì hình thức HĐND hay UBND cấp huyện nữa không, theo tôi thì không nên. Đừng nghĩ không có HĐND tại chỗ thì không có ai giám sát hoạt động tại đặc khu. Chúng ta có HĐND của tỉnh có thể chuyên trách tham gia giám sát, rất đơn giản. Ngay trong dự thảo, tuy đề nghị có đặc khu nhưng dưới đặc khu lại có tổ chức hành chính rườm rà là không nên. Đặc khu không lớn lắm, chỉ cần tập trung hết vào một trung tâm hành chính một cửa là được”.
Minh bạch sẽ giám sát tốt
Còn chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế VN, góp ý luật cho đặc khu phải bảo đảm tính cạnh tranh với các đặc khu trên thế giới. “Thế giới phát triển theo mô hình ĐKKT lâu rồi, cũng có nhiều mô hình thất bại, song cái thành công lại khá thuyết phục để mình học hỏi. Mục đích làm sao thu hút các nhà đầu tư đàng hoàng, tạo hình mẫu về thể chế kinh tế cao hơn, có tính chất lan tỏa ra ngoài phạm vi một đặc khu”, ông Thiên nhấn mạnh. Theo ông Thiên, nên có sự cân chỉnh quyền hạn đại diện một phần nào của Chính phủ, không phải lệ thuộc tỉnh, các cấp, ban ngành kiểm tra, các luật lệ rắc rối khác. “Luật lệ càng rõ ràng, giám sát càng dễ. Luật đặc khu không căn cứ vào tình thế để soạn luật mà phải bảo đảm yếu tố dân chủ, quyền cung cấp thông tin để giám sát. Thứ hai là hệ thống giám sát hiệu quả nhưng phải đơn giản. Quan trọng là không có những đoàn thanh kiểm tra liên ngành từ bộ, ngành nhảy vào thanh kiểm tra trong hoạt động kinh doanh tại đặc khu, không nên kiểm soát hành chính quá nhiều vào các chủ thể kinh tế tại đây”, ông Thiên nêu quan điểm.
TS Trần Du Lịch cho rằng vấn đề trục trặc cần trao đổi thảo luận tiếp theo hướng tích cực với dự thảo là hoạt động tư pháp tại đặc khu. Môi trường kinh doanh vẫn sẽ tuân thủ Hiến pháp, nhưng với những luật khác có thể được vượt qua và môi trường sẽ được vận hành theo hệ thống tư pháp như thế nào, nhất là các tố tụng xét xử trong tranh chấp. Làm sao để tạo cơ chế thuận lợi tại đây và được người dân tin tưởng. Theo ông Lịch, các nhà làm luật cần nghiên cứu thêm mô hình tổ chức tư pháp tại đặc khu, ví dụ hoạt động của trọng tài quốc tế như thế nào, toà án ra sao… Còn theo PGS-TS Võ Trí Hảo, ĐKKT như một “lò ấp” về mô hình thể chế mới. Khi chúng ta chưa chắc chắn những tác động của mô hình mới, những hoạt động dịch vụ mới như casino thì khoanh vùng cho áp dụng thí điểm trước, sau đó có thể phân tích lợi hại và cho phép nhân rộng. Ông nhấn mạnh: “Quan trọng nhất là phải tạo ra một thể chế nổi bật khác với các quy định hiện hành. Bản thân các DN sẽ có mọi điều kiện để phát triển”.
Đặc khu phải giúp đột phá kinh tế: 'Lò ấp' mô hình thể chế mới - ảnh 3

TIN LIÊN QUAN

Đặc khu phải giúp đột phá kinh tế

Dự thảo luật Đơn vị kinh tế hành chính đặc biệt đang được trình xin ý kiến tại Quốc hội. Một trong những yếu tố được cho là tạo hấp lực cho ‘đặc khu’ kinh tế chính là thuế.

 

Nguyên Nga – Mai Phương