11/01/2025

Đặc khu phải giúp đột phá kinh tế

Dự thảo luật Đơn vị kinh tế hành chính đặc biệt đang được trình xin ý kiến tại Quốc hội. Một trong những yếu tố được cho là tạo hấp lực cho ‘đặc khu’ kinh tế chính là thuế.

Đặc khu phải giúp đột phá kinh tế.

Dự thảo luật Đơn vị kinh tế hành chính đặc biệt đang được trình xin ý kiến tại Quốc hội. Một trong những yếu tố được cho là tạo hấp lực cho ‘đặc khu’ kinh tế chính là thuế.
 
Phú Quốc hiện là điểm đến của nhiều du khách nước ngoài /// Ảnh: Ngọc Dương

Phú Quốc hiện là điểm đến của nhiều du khách nước ngoàiẢNH: NGỌC DƯƠNG
Tuy nhiên, theo TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế T.Ư, xây dựng hệ thống thể chế cho đặc khu kinh tế nói chung, cụ thể trước mắt là 3 đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc cần phải có ý nghĩa sống còn chứ không chỉ là những ưu đãi thuần túy về thuế, phí.
Casino sẽ “hút” khách cho đặc khu
 
 
Đặc khu phải giúp đột phá kinh tế - ảnh 1
VN nên theo quan điểm tiếp cận gần sát với kinh tế tự do, không có giới hạn ở những vùng này. Chúng ta thực hiện theo kiểu lưng chừng thì sẽ khó thu hút được các nhà đầu tư tham gia vì nó còn thể hiện tính cạnh tranh
Đặc khu phải giúp đột phá kinh tế - ảnh 2
 
TS Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch – Đầu tư
 

“Chính sách khuyến khích ban đầu là đất đai, tiền tệ, thuế phí, song quan trọng phải tạo được dòng lưu chuyển có hiệu quả về con người, hàng hoá, tài chính… từ nơi này đi nơi khác”, TS Nguyễn Đình Cung nêu quan điểm và cho rằng, muốn làm được vậy thì phải rào cản ít nhất, chi phí thấp nhất và tạo sự an toàn cao nhất. Chẳng hạn, với Phú Quốc và Vân Đồn, tinh thần là xây dựng hai đặc khu này thành khu nghỉ dưỡng lớn, thiên đường mua sắm. Muốn vậy, phải tạo cơ hội để con người, dòng tiền vào – ra tại đây thật nhanh, thuận lợi kiểu của Singapore. Chẳng hạn, một người từ nơi khác thức dậy, chợt thích đi mua sắm, có thể bay thẳng tới đặc khu và có ngay một ngày vui chơi, mua sắm thoải mái rồi ra sân bay về nhà mà không cần thủ tục, giấy tờ ràng buộc phức tạp nào.

Có một sự khá tương đồng giữa Singapore với Phú Quốc là mô hình của đảo quốc này mà chúng ta có thể học hỏi khi xây dựng chính sách cho các đặc khu. Singapore có bờ biển, song quốc đảo này không chọn du lịch nghỉ dưỡng để phát triển du lịch mà là dịch vụ tài chính, vận chuyển trong đó casino là điểm sáng. Số liệu thống kê cho thấy doanh thu ngành du lịch nước này đã tăng 25% trong vòng 4 năm kể từ khi hai tổ hợp nghỉ dưỡng – sòng bạc đầu tiên được mở vào năm 2010. Cuối năm 2016, một báo cáo của ngân hàng Thụy Sĩ Credit Suisse ước tính khách đến quốc đảo đạt 16,5 triệu lượt, tăng 8% so với năm 2015. Rõ ràng tốc độ tăng trưởng như vậy có ý nghĩa lớn đối với một quốc gia mà ngành du lịch chiếm khoảng 10% tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Đại diện Tổng cục Du lịch Singapore cho biết: Những du khách đến đảo quốc vì mục đích du lịch, hội nghị, casino… thường có mức chi tiêu cao gấp đôi so với du khách thông thường. Doanh thu từ lĩnh vực sòng bạc và giải trí hiện là nguồn thu lớn nhất của ngành du lịch Singapore, chiếm tỷ trọng 24% doanh thu toàn ngành. Năm 2016, doanh thu ngành du lịch của đảo quốc đạt hơn 22 tỉ đô la Singapore. Thu nhập bình quân đầu người của Singapore năm 1959 khi ông Lý Quang Diệu nhậm chức chỉ có 400 USD, đến 40 năm sau, năm 1999 là 22.000 USD/người/năm. Và đến 2016, thu nhập bình quân của mỗi người dân tại đảo quốc đã vượt qua Hồng Kông, Mỹ, đạt 85.000 USD.
Tại dự thảo luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt, casino được đưa vào danh mục các ngành nghề ưu tiên phát triển tại đặc khu Bắc Vân Phong và Phú Quốc. Theo các chuyên gia, cần có quan điểm cởi mở hơn đối với các chính sách ưu đãi về thuế, tài chính tiền tệ, hàng hoá xuất nhập khẩu, chính sách về đất đai và xúc tiến đầu tư… để các đặc khu này trở thành động lực thu hút đầu tư, tạo động lực phát triển kinh tế.
Vượt trội để cạnh tranh quốc tế
TS Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch – Đầu tư), nhận xét trên thế giới đã có hàng ngàn đặc khu và rất nhiều đặc khu thành công. Quan trọng nhất là phải ban hành được luật riêng, vượt ra khỏi mọi khung pháp lý hiện hành. “VN nên theo quan điểm tiếp cận gần sát với kinh tế tự do, không có giới hạn ở những vùng này. Chúng ta thực hiện theo kiểu lưng chừng thì sẽ khó thu hút được các nhà đầu tư tham gia vì nó còn thể hiện tính cạnh tranh”, TS Lưu Bích Hồ nêu quan điểm và cho rằng, các ưu đãi theo dự thảo luật Đặc khu kinh tế do Bộ KH-ĐT đưa ra cơ bản là được. Thế nhưng, ngoài các chính sách ưu đãi cụ thể, quan trọng nhất để các đặc khu kinh tế phát triển mạnh là thể chế hành chính cần phải được tự chủ, tự quyết. Mọi hoạt động kinh doanh đầu tư, dịch vụ trong nội khu đều phải được tự quản, không có những thủ tục rườm rà.
Dẫn ví dụ của Dubai, TS Hồ cho rằng thành phố này được tự quyết rất nhiều vấn đề, chính quyền ở trên chỉ quản lý chung. “Hiện nay, có vẻ nhiều ý kiến còn băn khoăn muốn cân nhắc đến vấn đề an ninh quốc phòng hoặc đặc khu trưởng có quá nhiều quyền hay không? Nhưng nếu nhiều quyền thì cũng chỉ trong phạm vi đặc khu và chúng ta có thể chế giám sát. Tương tự, vấn đề an ninh quốc phòng vẫn quản lý nhưng chuyện an toàn, trật tự xã hội thông thường thì cũng nên giao cho tự quản. Cái gì có thể làm được thì nên cho phép. Cứ cho làm thí điểm rồi nếu cần thì chỉnh sửa bổ sung. Hy vọng lần này luật Đặc khu kinh tế được thông qua để có tiền đề thúc đẩy kinh tế các vùng phát triển”, TS Lưu Bích Hồ chia sẻ thêm.
TS Nguyễn Đình Cung nói thẳng: “Quan điểm của tôi đã là đặc khu, phải có sự khác biệt so với phần còn lại của đất nước. Mục đích là tạo một khu vực có sự vượt trội về cạnh tranh quốc tế”.

Nguyên Nga – Mai Phương