11/01/2025

Tăng trưởng kinh tế, sợ ‘ông lớn’ hắt hơi

Không ít ý kiến các đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ phải tăng ‘chất’ cho tăng trưởng, không để tình trạng các ‘ông lớn’ nước ngoài như Samsung, Formosa “hắt hơi” là nền kinh tế lại gặp vấn đề.

 

Tăng trưởng kinh tế, sợ ‘ông lớn’ hắt hơi.

Không ít ý kiến các đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ phải tăng ‘chất’ cho tăng trưởng, không để tình trạng các ‘ông lớn’ nước ngoài như Samsung, Formosa “hắt hơi” là nền kinh tế lại gặp vấn đề.


 

Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra T.Ư Trần Quốc Vượng đề nghị ngăn chặn nhóm lợi ích BOT “tay không bắt giặc” /// Ảnh: Ngọc Thắng

 

Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra T.Ư Trần Quốc Vượng đề nghị ngăn chặn nhóm lợi ích BOT “tay không bắt giặc”ẢNH: NGỌC THẮNG

Đánh giá cao nỗ lực, sự quyết liệt của Chính phủ trong điều hành kinh tế – xã hội và chi tiêu ngân sách, song thảo luận tại tổ ngày 24.10, không ít ý kiến các đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ phải tăng “chất” cho tăng trưởng, không để tình trạng các “ông lớn” nước ngoài như Samsung, Formosa “hắt hơi” là nền kinh tế lại gặp vấn đề.
Bơm 1 triệu tỉ đồng phải đúng “địa chỉ”
Chủ tịch Quốc hội (QH) Nguyễn Thị Kim Ngân bày tỏ ấn tượng với con số tăng trưởng kinh tế quý 3 và 9 tháng đầu năm 2017. Tuy nhiên, theo bà, tăng trưởng quý 3 như vậy phần lớn nhờ ngành công nghiệp điện tử với tăng trưởng đột biến từ Tập đoàn Samsung và một phần đóng góp quan trọng của Tập đoàn Formosa. 

 
 
Bà Phan Thị Mỹ Thanh khiếu nại kết luận của Uỷ ban Kiểm tra T.Ư
Trao đổi với báo chí bên lề hành lang QH sáng 24.10, bà Phan Thị Mỹ Thanh, Phó bí thư Tỉnh uỷ Đồng Nai, cho biết đã có khiếu nại gửi đến các cơ quan chức năng để làm rõ thêm vấn đề kỷ luật theo kết luận của Uỷ ban Kiểm tra T.Ư.
Lý do, theo bà Thanh “do quyền lợi và trách nhiệm của người cán bộ, khi thấy có những cái cần làm rõ hơn thì mình khiếu nại thôi”. Bà Thanh cũng khẳng định, việc khiếu nại không phải do chưa phục kết luận của Uỷ ban Kiểm tra T.Ư đưa ra mà muốn làm rõ thêm vấn đề, dư luận xã hội cũng có thể hiểu sâu thêm.
Trước việc cử tri nhiều địa phương và Đồng Nai thẳng thắn đề nghị bãi miễn tư cách ĐBQH của mình, bà Thanh giải thích, đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai đã có văn bản gửi Uỷban Thường vụ QH báo cáo về tình hình tiếp xúc cử tri, cụ thể đoàn tiếp xúc ở 11 huyện thị, trong đó có 4 ý kiến cử tri phát biểu. Trước đó, Uỷ ban Kiểm tra T.Ư đã quyết định thi hành kỷ luật bà Phan Thị Mỹ Thanh với hình thức cảnh cáo do có nhiều vi phạm, khuyết điểm trong thời gian làm Bí thư Huyện uỷ Nhơn Trạch, Giám đốc Sở Công thương, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai…
Mai Hà

 


Chủ tịch QH nhắc lại chuyện khi là lãnh đạo tỉnh Hải Dương: “Ngày ấy do phụ thuộc vào Hãng ô tô Ford nên khi ông lớn này hắt hơi là ngân sách tỉnh có vấn đề ngay. Hay như năm ngoái, khi Samsung gặp sự cố ĐTDĐ Galaxy Note 7 thì ảnh hưởng đến chỉ tiêu xuất khẩu, đến thu ngân sách của Bắc Ninh”.
Chia sẻ quan điểm này, theo nhiều đại biểu (ĐB), dù kinh tế tăng trưởng ấn tượng nhưng 90% DN hiện nay của VN chủ yếu là nhỏ và vừa, đóng góp chưa đầy 6% GDP. Theo ĐB Bùi Thanh Sơn (Đắk Nông) – Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, tăng trưởng xuất khẩu phụ thuộc nhiều vào khu vực FDI, riêng Samsung đã góp vào cơ cấu xuất khẩu 50 tỉ USD, đóng góp 25% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước… Điều đó cho thấy năng lực cạnh tranh của DN trong nước còn rất thấp.
Về điểm nghẽn tăng trưởng, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính – Ngân sách Đinh Văn Nhã (Phú Yên) sốt ruột về tiến độ giải ngân nguồn vốn này khi hết 9 tháng, đầu tư công chỉ mới giải ngân được hơn 50%. Trong khi đó, ĐB Trần Hoàng Ngân (TP.HCM) xót xa: “Nguồn vốn trái phiếu chính phủ, huy động được hơn 148.000 tỉ đồng nhưng mới giải ngân được có 7%. Còn khoảng 138.000 tỉ đồng nằm ở Kho bạc Nhà nước vẫn phải trả lãi suất 8%/năm”.
Để khắc phục những hạn chế trên, các ĐB đề nghị phải tập trung làm sao để tăng trưởng của nền kinh tế đi vào thực chất. Ông Nhã khuyến cáo, từ nay đến cuối năm, theo kế hoạch của Chính phủ sẽ có hơn 1 triệu tỉ đồng được bơm ra để phát triển các mục tiêu kinh tế – xã hội như 300.000 tỉ đồng cho các chương trình mục tiêu, 150.000 tỉ đồng cho đầu tư, 600.000 tỉ đồng tín dụng. Nếu không có các biện pháp để kiểm soát sẽ dẫn đến tình trạng tăng giá hoặc tiền chui vào bất động sản.
Ngăn nhóm lợi ích BOT “tay không bắt giặc”
Thảo luận tại tổ, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra T.Ư Trần Quốc Vượng đề nghị ngăn chặn tình trạng lợi dụng BOT làm không đúng, hay tình trạng “tay không bắt giặc”. Làm sao thực hiện phải công khai, nhà đầu tư tham gia phải thực sự có nguồn vốn để làm, không thể vay vốn, thu phí cao khiến người dân bức xúc.
ĐB Nguyễn Phi Thường (Hà Nội) cũng chỉ ra nguyên nhân và đề nghị khắc phục tình trạng rối loạn kiểm soát thu phí, bố trí vị trí trạm, thời gian thu phí… Đơn cử như báo cáo của Bộ GTVT cho biết đoạn đường chỉ 105 km từ Hà Nội đến Thái Bình có tới 4 trạm BOT, từ TP.HCM về miền Đông có 8 trạm…
Lo ngại kiểm lâm “vừa đá bóng vừa thổi còi”
Chiều 24.10, thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án luật Bảo vệ và phát triển rừng (sửa đổi), nhiều ĐB tiếp tục băn khoăn về chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của kiểm lâm.

Theo ĐB Nguyễn Văn Hiển (Cà Mau), dự thảo luật quy định cơ quan quản lý rừng là UBND cấp tỉnh, huyện; kiểm lâm là lực lượng giúp việc cho UBND quản lý việc bảo vệ rừng, đồng thời có nhiệm vụ bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ… “Việc một cơ quan thực hiện 2 chức năng vừa đá bóng, vừa thổi còi và trên thực tế đã có những trường hợp nhân viên kiểm lâm thoái hóa biến chất tiếp tay cho lâm tặc phá hoại rừng, nhưng không có cơ chế kiểm tra giám sát lực lượng này”, ĐB Hiển nêu.

Tổng thanh tra Chính phủ sẽ làm Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng
Phát biểu trước QH chiều 24.10, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết Bộ Chính trị đã đồng ý để ông Phan Văn Sáu thôi giữ chức Tổng thanh tra Chính phủ để tham gia BCH, Ban Thường vụ, giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ Sóc Trăng nhiệm kỳ 2015 – 2020. Ngay sau đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trình bày trước QH tờ trình về việc miễn nhiệm chức vụ Tổng thanh tra Chính phủ đối với ông Phan Văn Sáu và miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ GTVT đối với ông Trương Quang Nghĩa.
Theo lịch làm việc, chiều nay (25.10), Uỷ ban Thường vụ QH sẽ báo cáo kết quả thảo luận tại các đoàn ĐBQH về phê chuẩn việc miễn nhiệm 2 chức vụ trên. Sau đó, QH phê chuẩn việc miễn nhiệm bằng hình thức bỏ phiếu kín.
Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng hiện nay là ông Nguyễn Văn Thể. Việc ông Sáu sẽ về làm Bí thư Tỉnh uỷ Sóc Trăng cho thấy ông Thể cũng sẽ được Bộ Chính trị phân công nhiệm vụ mới. Trước đó, ông Trương Quang Nghĩa đã được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Đà Nẵng.
Ông Phan Văn Sáu sinh năm 1959, quê Đồng Tháp, được QH phê chuẩn giữ chức Tổng thanh tra Chính phủ tại kỳ họp QH hồi tháng 4.2016. Trước đó, ông từng giữ các chức vụ: Phó trưởng ban Kinh tế T.Ư, Bí thư Tỉnh uỷ An Giang.
Chí Hiếu


Thanh Niên