12/01/2025

Lắp đặt 40 camera giám sát tại lò mổ Xuyên Á

40 camera được lắp đặt để giám sát, các chủ chảo (người thuê lò giết mổ) ký cam kết không sử dụng thuốc an thần, các lái xe chở heo phải chịu trách nhiệm chất lượng heo trước khi vào lò.

 

Lắp đặt 40 camera giám sát tại lò mổ Xuyên Á.

 

40 camera được lắp đặt để giám sát, các chủ chảo (người thuê lò giết mổ) ký cam kết không sử dụng thuốc an thần, các lái xe chở heo phải chịu trách nhiệm chất lượng heo trước khi vào lò.


Lắp đặt 40 camera giám sát tại lò mổ Xuyên Á - Ảnh 1.

Bà Thắm (bìa trái) làm việc với chủ chảo về việc triển khai các qui định mới để đảm bảo kiểm soát chất lượng heo tại lò – Ảnh: NGUYỄN TRÍ

Đó là một trong số biện pháp khắc phục mà cơ sở giết mổ Xuyên Á (Củ Chi) áp dụng để chuẩn bị cho việc mở cửa trở lại sau vụ bị phát hiện lô 3.750 con heo tiêm thuốc an thần tại đây.

Sáng 22-10, tại cơ sở giết mổ Xuyên Á, bà Nguyễn Thị Hồng Thắm, chủ cơ sở này, đã làm việc với hàng chục chủ chảo để phổ biến quy định mới của lò và tiến hành cho chủ chảo ký các cam kết.

Theo đó, trong bản cam kết nêu rõ trách nhiệm tiểu thương, chủ chảo như không sử dụng thuốc an thần hoặc bất cứ chất cấm nào cho heo khi giết mổ, không bơm nước vào heo, cam kết tự nguyện tiêu hủy toàn bộ nếu lô heo nhiễm bất kỳ chất cấm nào… 

Phía chủ lò cam kết nâng cấp cơ sở, rải vôi sát trùng, lát gạch nền và chỉ ký hợp đồng với chủ chảo có đăng ký kinh doanh…Theo bà Thắm, hiện 13 chủ chảo có lô heo bị tiêm thuốc an thần bị phát hiện nhưng đến nay nhiều chảo vẫn chưa đóng đủ tiền phạt.

Ngoài ra, trong 3.750 con heo bị tiêu huỷ đến nay nhiều chủ chảo cho biết chi phí tiêu huỷ 15.000 đồng/kg dẫn đến số tiền quá lớn, lên đến cả tỉ đồng mỗi chảo nên họ chưa đóng được.

 

Bên cạnh đó, theo bà Thắm, lò mổ Xuyên Á sẽ buộc tài xế chở heo về lò ký bản cam kết mỗi ngày và chịu trách nhiệm với lô heo mình chở, nếu không lò mổ sẽ không nhận heo. 

“Tài xế là người theo sát lô heo từ trại nuôi đến lò giết mổ. Hơn ai hết họ phải biết chất lượng lô heo này”, bà Thắm khẳng định.

Về phần thương lái, bà Thắm cho biết sẽ phổ biến và buộc thương lái ký cam kết tương tự như chủ chảo. 

Trường hợp không ký, đơn vị sẽ báo cáo cơ quan chức năng và hủy hợp đồng cho thuê chảo nếu nhận heo thương lái này.

Lắp đặt 40 camera giám sát tại lò mổ Xuyên Á - Ảnh 3.

40 camera được Xuyên Á lắp đặt tại chuồng tồn trữ heo – Ảnh: NGUYỄN TRÍ

Bà Thắm cho biết hiện Xuyên Á đã hoàn tất lắp đặt 40 camera ở các khu vực nhập heo và chuồng tồn trữ (chờ giết mổ) để đảm bảo công đoạn này được theo dõi 24/24. 

Tại đây, tất cả dữ liệu truyền về khu vực đơn vị thú y quản lý tại lò. Trường hợp heo có vấn đề, dựa vào đây đơn vị có cơ sở quy trách nhiệm cho cá nhân, công đoạn.

Trong buổi trao đổi, hầu hết chủ chảo đều đồng tình với các quy định mới. Tuy nhiên, theo một chủ chảo, việc sử dụng chất cấm một phần cũng vì thói quen mua thịt đẹp của người dùng. 

Thuốc an thần giúp heo không quậy phá, nhờ đó thịt không bị giảm chất lượng và bắt mắt hơn, dễ mổ hơn

Một chủ chảo giấu tên

Theo bà Thắm, trường hợp được cho mở cửa lại, lò mổ Xuyên Á chỉ nhận heo của 7/20 chảo tại lò có heo không bị nhiễm thuốc an thần vừa qua. Các trường hợp còn lại, bà Thắm cho biết chỉ nhận heo sau 3 tháng (từ 29-9) đúng theo chỉ đạo cơ quan chức năng.

Cần chờ kết quả điều tra

Ông Phạm Tiến Dũng, trưởng phòng thanh tra chuyện ngành I (chuyên về thú y và thủy sản) Thanh tra Bộ Nông nghiệp – phát triển nông thôn, nếu chỉ căn cứ vào dịch bệnh lở mồm long móng thì thời điểm này có thể cho lò mổ Xuyên Á mở cửa lại. 

Tuy nhiên, ông Dũng cho rằng việc đóng cửa lò mổ này có liên quan đến tiêm thuốc an thần nên cần thiết phải chờ kết quả điều tra của cơ quan chức năng. 

“Cần phải xem chủ lò mổ này có tiếp tay cho thương nhân, thương lái tiêm thuốc an thần không. Nếu có sự tiếp tay thì nên xem xét lại, thậm chí có thể đóng cửa”, ông Dũng nói.

Cũng theo ông Dũng, việc chủ lò đưa ra quy định và bắt thương nhân cam kết là tích cực. Tuy nhiên, ít nhất phải có giám sát ba bên: chủ heo, chủ cơ sở và lực lượng thú y. Nếu vi phạm, lực lượng thú y dựa vào cam kết này xử lý mới chặt chẽ, còn nếu ký để đấy không giải quyết được gì.

Bên cạnh đó, ông Dũng nói rằng cần phải có sự vào cuộc đồng bộ từ công an, quản lý thị trường, ban an toàn thực phẩm TP.HCM để giám sát từ người nuôi đến chợ mẫu thịt ở chợ do rất nhiều khâu có thể tạo ra thịt “bẩn”.

Lắp đặt 40 camera giám sát tại lò mổ Xuyên Á - Ảnh 5.

Vôi được rắc khử trùng xung quanh lò mổ – Ảnh: NGUYỄN TRÍ

Heo của 13/21 hộ mổ tại lò Xuyên Á chứa nhiều thuốc an thầnHeo của 13/21 hộ mổ tại lò Xuyên Á chứa nhiều thuốc an thần

TTO – Kết quả xét nghiệm cho thấy heo của 13 trong tổng số 21 thương lái dương tính với thuốc an thần với hàm lượng cao.

Vẫn chưa thu hồi vốn

Theo bà Thắm, lò mổ Xuyên Á thành lập 2003 với công suất giết mổ chỉ 300-400 con/ngày.

Từ khi nhiều lò giết mổ đóng cửa, tất cả lượng heo dồn về Xuyên Á vì thế năm 2016 đơn vị đầu tư khoảng 60 tỉ đồng để mở rộng hệ thống giết mổ với công suất 6.300 con/ngày.

Hiện công suất hoạt động trung bình của Xuyên Á 4000-5000 con/ngày với mức phí 48.000 đồng/con.

Theo bà Thắm hiện nhà đầu tư vẫn chưa được thu hồi vốn.

Xuyên Á cũng đang xây dựng một cơ sở giết mổ hiện đại theo qui hoạch TP.HCM với tổng vốn khoảng 450 tỉ đồng với công suất giết mổ 3.000 con/ngày.

NGUYỄN TRÍ